Đây là một chủ đề khá thú vị và cũng đầy ý kiến trái chiều. Có phải nghề lập trình viên là nghề dành cho những người trẻ và những lập trình viên lớn tuổi sẽ bị đào thải? có thực sự lập trình viên qua ngưỡng nào đó thì nghề nghiệp sẽ đi xuống? Và mọi thứ sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là việc đuổi theo sự phát triển của công nghệ? Và nếu có những chuyện đó, là độ tuổi nào? Hãy cùng ITguru đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.
Tuổi nào lập trình viên lo lắng về tuổi nghề của mình?
Theo một khảo sát của Harvey Nash Technology survey năm 2018, các developers có những nỗi lo về nghề nghiệp của họ khi bước qua tuổi 45. Có đến 61% những người được hỏi có những lo lắng về những giới hạn trong nghề nghiệp của họ. Trong một khảo sát khác của Stack OverFlow lại cho thấy tuổi trung bình của các lập trình viên là dưới 30.
Dive, trang web tuyển dụng về IT, trong một khảo sát về Diversity and Inclusion (Đa dạng và hòa hợp) tại Mỹ và UK năm 2018 cũng cho thấy thế hệ Baby Boomer (tức là sinh trong thập niên 1960) và thế hệ X (Generation X – những người sinh trong khoản thời gian 1965-1980) có đến 68% và 40% tương ứng cho rằng họ khó có thể tìm việc trong ngành công nghệ.
Có thể thấy, cho dù các khảo sát của Stack Overflow, Harvey Nash hay Dice không thể đại diện cho tất cả và có những kết quả khác nhau về độ tuổi, câu hỏi khảo sát và chủ yếu khảo sát ở Mỹ và UK.. nhưng cả ba đều cho thấy một thực tế: lập trình viên càng lớn tuổi có những vấn đề khiến họ phải lo lắng khi đạt đến độ tuổi 40.
Vậy điểm mấu chốt nào ảnh hưởng đến nghề nghiệp và tìm việc khi bạn lớn tuổi?
Khó khăn khi tiếp thu kiến thức kỹ thuật mới
Bạn phải công nhận một thực tế là, với lập trình viên đã qua tuổi băm, bạn sẽ thấy khó khăn hơn khi học hỏi những kỹ thuật mới. Tại sao vậy?
- Bạn sẽ không thấy sung mãn như thời trẻ, trở nên lười biếng hơn để học những công nghệ, kỹ thuật mới. Chắc bạn đã gặp những dev lão làng bảo thủ thế nào với những gì họ đã từng ở đỉnh chục năm trước?
- Không còn động lực. Có thể vì sức khỏe như trên, hoặc nghĩ mình đã biết đủ, hoặc thậm chí nghĩ mình không còn quá lo lắng về cơm áo gạo tiền nên thôi cứ làm thế đủ rồi. Hoặc các dev cho rằng, có cố gắng học hỏi hơn nữa thì cũng thế, cơ hội phát triển không còn
- Ở độ tuổi này lập trình viên có nhiều mối quan tâm hơn trong cuộc sống như gia đình, con cái.. chứ không chỉ về kỹ thuật, nghề nghiệp.
Khó khăn vì quan điểm của nhà tuyển dụng
Quan điểm của các nhà tuyển dụng về độ tuổi cũng lập trình viên cũng có thể gây khó khăn cho bạn khi tìm việc trong ngành công nghệ. Khi bạn ở độ tuổi 40 hoặc hơn, các nhà tuyển dụng cho rằng ở tuổi này bạn phải là những người nắm những vị trí cao như Lead Developer, Software Architect, Developer Manager hoặc những vị trí tương đương. Nếu không, họ cho rằng bạn không đủ khả năng. Họ cũng cho rằng bạn có thu nhập tăng hàng năm trong vòng 20-25 năm thì lương của bạn cũng phải cao hơn nhiều so với những người ở độ tuổi dưới 30. Liệu có nên trả cao như vậy cho những người lớn tuổi khi có thể trả thấp hơn nhiều cho những người trẻ dù họ có ít kinh nghiệm hơn nhưng lại có thể làm việc dưới áp lực cao và học hỏi nhanh hơn?
Bạn sẽ bị soi mói nhiều hơn
Khi bạn đã làm nhiều năm người ta sẽ có quan điểm là bạn phải chịu nhiều trách nhiệm hơn (và điều nay không sai). Nếu bạn chỉ là một developer ít năm kinh nghiệm và có sai sót người ta có thể bỏ qua. Nhưng nếu chuyện xảy ra với bạn, người ta sẽ đặt ngay câu hỏi là bạn có thực sự đáng giá hơn những ứng viên khác?
Những lợi thế của lập trình sau 40 tuổi
Là lập trình viên ở tuổi 40 bạn có những lợi thế mà các lập trình viên trẻ tuổi khó có được:
- Bạn có nhiều kinh nghiệm: điều này thì không có gì phải bàn cãi. Tùy vào những công việc, vị trí mà bạn đã trải qua mà kinh nghiệm mỗi người có khác nhau. Điều cốt lõi là kinh nghiệm sau bao nhiêu năm làm việc là điều mà các lập trình viên trẻ chưa có được.
- Dễ dàng xử lý các vấn đề một cách tốt nhất.
- Quen thuộc hơn với các ngôn ngữ lập trình.
- Có khả năng làm việc trong những dự án phức tạp.
Lập trình viên sau 40 cần làm gì để giữ vững phong độ
Để có thể giữ vững phong độ và có thể cạnh tranh với những developer trẻ tuổi, bạn không nên ngủ quên trên chiến thắng mà cần phải luôn làm mới mình. Bạn cần nhớ:
- Tạo động lực cho chính mình là điều rất quan trọng cho dù bạn ở tuổi nào nhưng càng cần hơn khi bạn đã qua tuổi đẹp của nghề nghiệp. Đặt ra những mục tiêu dù nhỏ nhưng để bạn hướng tới hay học hỏi thêm.
- Nếu chưa đến độ tuổi này thì đừng phí thời gian. Hãy cố gắng hết sức trong công việc, học hỏi các kỹ năng cả cứng và mềm trở thành một lập trình viên cứng cựa. Đồng thời xây dựng thương hiệu cá nhân tốt sẽ giúp bạn về sau
- Trở nên một chuyên gia trong một lĩnh vực hay vấn đề nào đó. Đó có thể là một ngôn ngữ lập trình (Python, C, Java..), một lĩnh vực (Machine learing, khoa học dữ liệu, thiết kế giải thuật, thiết kế database..), hoặc một phần mềm đặc biệt nào đó (Phần mềm bảo trì thiết bị, ERP, hệ thống chống gian lận – Fraud Detection System…). Có rất nhiều hệ thống, lĩnh vực, ngôn ngữ.. được sử dụng hay ứng dụng trong thời gian rất lâu nên nếu bạn là chuyên gia, luôn có cơ hội cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng phải theo dõi sự phát triển của công nghệ để có sự thay đổi và chuẩn bị cho kịp thời. Đừng quá bảo thủ cho rằng thứ mình giỏi, những kỹ năng mình có ngày hôm nay sẽ luôn được sử dụng trong 15-20 năm nữa.
- Khi có khả năng và cơ hội hãy nắm lấy để nâng cấp mình lên ở những vị trí cao hơn như Software Architect, Tech Lead… nơi bạn có thể thể hiện kinh nghiệm và kỹ năng của mình một cách tốt nhất.
Lập trình viên cần làm gì khi bạn chẳng may mất việc khi đã lớn tuổi
- Sẵn sàng chấp nhận những vị trí không ngang bằng hay thấp hơn vị trí hiện tại. Việc bạn đã từng làm lương khá tốt, công việc đúng với những gì bạn thích nhưng dù gì cũng đã mất rồi. Tất nhiên nếu bạn có những kỹ năng, kinh nghiệm trong những lĩnh vực hot thì bạn có nhiều lựa chọn. Ngược lại hãy chấp nhận lùi một bước.
- Thay đổi cách tiếp cận công việc mới. Thay vì để cho nhà tuyển dụng quan niệm tuyển một lập trình viên lớn tuổi phải trả lương cao, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một người có nhiều kinh nghiệm và sẽ là người có thể dẫn dắt những lập trình viên trẻ, giúp họ tiến bộ. Hãy thể hiện trong những buổi phỏng vấn.
- Khi viết CV hay resume, hạn chế hoặc không đề cập đến ngày tháng tốt nghiệp và những vị trí đã quá lâu trong trong CV. Thay vì nói bạn tốt nghiệp Đại học Bách Khoa năm 1990, hãy chỉ để tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa. Một số vị trí bạn đã làm 15, 20 năm trở lên không cần quá chi tiết.
- Hãy thể hiện bạn vẫn còn nhiệt huyết trong công việc. Với nhà tuyển dụng không phải kinh nghiệm lúc nào cũng là ưu điểm vượt trội. Cái mà họ tìm kiếm là những người có ngọn lửa đam mê cháy bỏng với những dòng code.
Kết luận
Theo những số liệu trên, sự ảnh hưởng của tuổi tác khi làm việc trong lĩnh vực phát triển phần mềm là có thật. Tuy nhiên, nếu bạn luôn học hỏi, cập nhật kiến thức, giữ cho mình ngọn lửa đam mê.. thì việc bạn luôn có cơ hội phát triển nghề nghiệp hay tìm những công việc mới trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Để có thêm động lực hãy xem câu chuyện về một lập trình viên 84 tuổi mà Tim Cook phải kính nể: bà Masako Wakamiya. Câu chuyện có thể giúp bạn thấy được tuổi tác không là vấn đề, vấn đề là ở chính bạn.
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn