Viết Résumé xin việc đối với các kỹ sư phần mềm chuyện tưởng dễ nhưng mà khó. Nhiều người có kỹ năng tốt, nhiều kinh nghiệm nhưng khi nộp đơn ứng tuyển lại không được gọi phỏng vấn. Lý do là nhà tuyển dụng khi phải lọc trong hàng trăm bộ hồ sơ gửi đến cho một vị trí họ dễ dàng bỏ qua những Résumé hay CV không ấn tượng, hoặc bạn làm rối mù với các thông tin trong hồ sơ của bạn. Bài viết dưới đây của một người đã được các công ty như Google, Facebook, Amazon, Microsoft, Apple gọi phỏng vấn khi ứng tuyển vào các công ty này có thể giúp bạn có được những kinh nghiệm quý báu.
Résumé dưới đây đã giúp tôi nhận được cuộc phỏng vấn tại Google, Facebook, Amazon, Microsoft và Apple bằng cách apply trực tuyến. Nộp đơn trực tuyến là cách phổ biến nhất mà mọi người thường dùng để xin việc và cũng là cách kém hiệu quả nhất để được gọi phỏng vấn vì quá cạnh tranh. Tuy nhiên, đó là cách tôi nhận được tất cả các lời mời phỏng vấn.
Tôi quyết định viết bài này bởi vì tôi đã phải rất vất vả để nhận được cuộc phỏng vấn từ nhà tuyển dụng khi tôi mới bắt đầu tìm việc. Sẽ vô cùng hữu ích nếu có một bản résumé mẫu thực tế để xem xét:
Nộp đơn xin việc trực tuyến
Với các trang tuyển dụng việc làm cổ điển sẽ thường hiển thị một loạt các vị trí công việc mà bạn nghĩ rằng bạn hoàn toàn đủ điều kiện cho đến khi bạn mở mô tả công việc và đọc các yêu cầu tối thiểu.
Mô tả công việc với một loạt các từ mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến, có thể đã nghe nói đến hoặc hy vọng bạn đã nghe nói đến. Và có một button “Apply” rất đơn giản.
Cho dù bạn chưa chắc chắn về trình độ của mình, bạn vẫn nộp đơn xin việc vì bạn muốn có một công việc.
Vì vậy, bạn điền vào đơn đăng ký, nhấn gửi – chờ đợi và hy vọng nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng.
Kết quả nhận được sẽ là:
- Phỏng vấn qua điện thoại 🎉 (vâng, cơ hội việc làm đã tới !!!)
- Từ chối ngay lập tức 😢 (hux, phải quay lại tìm kiếm công việc rồi)
- Không trả lời 😞 (trời ơi, ít nhất hãy cho tôi câu trả lời chứ!)
Cứ thể lặp lại cho đến khi thành công… Phải không?
Thật buồn, đây là quá trình điển hình mà nhiều người phải trải qua khi tìm việc hay thực tập.
Tại sao bạn làm điều này với chính mình? Bạn dành tất cả thời gian để làm cùng một công việc lặp đi lặp lại chỉ để thu được kết quả thất vọng giống nhau.
Bởi vì đây là những gì mọi người thường làm để có được một cuộc phỏng vấn? Và ít nhất bạn cũng đang đi đúng hướng và tìm cho mình một tia hi vọng, phải không?
“Chán nản và thất bại là hai trong số những bước đệm chắc chắn nhất dẫn đến thành công.” – Theo Dale Carnegie, (tác giả của cuốn “How to Win Friends and Influence People”)
- Xem xét kỹ lại hồ sơ ứng tuyển hay résumé của bạn.
- Các câu hỏi dược đặt ra trong quá trình phỏng vấn.
Bài viết hôm nay chúng ta tập trung vào hồ sơ xin việc, bởi vì bất kể bạn chọn cách nào để được phỏng vấn, về cơ bản, mọi công ty đều sử dụng résumé của ứng viên làm cơ sở để đánh giá.
Nhận được một cuộc hẹn phỏng vấn thông qua các website tuyển dụng việc làm trực tuyến là cực kỳ khó khăn vì résumé của bạn phải vượt qua nhiều giai đoạn trước khi nó đến tay nhà tuyển dụng.
Phải vượt qua các bộ lọc từ khóa trực tuyến, nổi bật với nhà tuyển dụng, sẽ xem quá và đánh giá résumé trong khoảng 6 giây, nếu phù hợp với yêu cầu họ sẽ quyết định xem có nên đưa bạn vào danh sách gọi phỏng vấn hay không.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những trở ngại đó, tôi cũng đã nhận được tất cả các cuộc gọi phỏng vấn thông qua việc nộp đơn xin việc trực tuyến. Tôi đã ứng tuyển vào hàng trăm vị trí Software Engineer khác nhau kể từ năm thứ hai đại học.
Khi mới bắt đầu nộp đơn, tôi đã phải đối mặt với rất nhiều lời từ chối từ phía nhà tuyển dụng, nhưng dần dần, tôi đã học được cách thích nghi. Khi còn là sinh viên năm cuối, hầu hết các công ty phần mềm mà tôi ứng tuyển đều đã gọi và phản hồi phỏng vấn.
Sau đây là một vài résumé mẫu mà tôi đã đúc kết từ những kinh nghiệm của mình, tôi đã mất bốn năm lặp lại và thử nghiệm thực tế để có được như ngày hôm nay. Từ kinh nghiệm này, tôi sẽ đưa ra một danh sách các nguyên tắc viết résumé giúp bạn thành công và “ghi điểm” với nhà tuyển dụng.
Cùng xem qua về bản résumé này nhé:
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- 5 điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở CV xin việc làm ngành IT
- [DOWNLOAD] Mẫu CV dành cho lập trình viên WEB DEVELOPER
- [DOWNLOAD] Mẫu CV xin việc dành cho lập trình viên IT đã có kinh nghiệ
Résumé ngắn gọn trong 1 trang
Các nhà tuyển dụng không có cả ngày để đọc nguyên bộ résumé dài mấy trang của bạn. Trung bình họ xem nó trong vòng 6 giây. Hãy cố gắng viết ngắn gọn và súc tích.
Các phần (Tiêu đề, Giáo dục, Việc làm, Các Dự án Software, Kỹ năng)
Đặt các phần theo thứ tự quan trọng từ trên xuống dưới. Phần ‘Personal Projects’ nằm ở 1 mục riêng.
Bố cục và font chữ trong résumé phải thống nhất
Tất cả phải được thống nhất. Phong cách nhất quán rất quan trọng vì giúp người đọc tập trung.
Vậy tại sao bản résumé này lại có tác dụng? Hãy cùng khám phá các mục được đánh số dưới đây:
Bạn là ai (1)
Dành Cho: Bất kỳ ai đang viết résumé
Rất đơn giản. Tên của bạn. Đặt tên của bạn ở đầu résumé bằng font lớn dễ đọc.
Không cần phải quá cầu kỳ hay màu sắc lộng lẫy hoặc font chữ lạ mắt. Chỉ cần đơn giản, hãy để cho nhà tuyển dụng nhìn thấy điều này một cách dễ dàng từ xa bởi vì bạn muốn họ biết bạn là ai.
Nhắc lại: Làm sao để nhà tuyển dụng dễ dàng đọc và tìm thấy tên của bạn ngay đầu tiên.
Thông tin liên hệ (2)
Dành cho : Bất kỳ ai đang viết résumé
Thông tin liên hệ phải dễ dàng tìm thấy giống như tên của bạn. Điều này rất quan trọng.
Nhắc lại: Đưa thông tin liên hệ chính xác nếu không bạn sẽ không bao giờ được liên hệ.
Giáo dục (3)
Dành cho: Bất kỳ ai viết CV và có bằng cấp
Nếu bạn đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học, đây nên là phần đầu tiên trong bản lý lịch, bởi vì vào đại học là một thành tựu to lớn. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, chỉ có “66,7% học sinh tốt nghiệp trung học năm 2017 từ 16 đến 24 tuổi đăng ký vào các trường cao đẳng hoặc đại học”. Vì vậy, hãy tự hào về điều này.
Và đương nhiên, cũng giúp cho nhà tuyển dụng biết được rằng bạn đang đầu tư vào giáo dục và học tập, điều này rất quan trọng vì công nghệ liên tục thay đổi. Hơn nữa, thông tin này đóng vai trò như thông báo về những thành công mà bạn đã đạt được.
Nhắc lại: Đưa đầy đủ các thông tin về cấp học của bạn.
Đảm bảo bao gồm các môn học có liên quan tương ứng với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Mặc dù một khóa học về Ẩm thực Ý nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng nó không liên quan tới vị trí lập trình viên mà bạn đang ứng tuyển.
Điều này sẽ nâng cao khả năng nhà tuyển dụng xem xét hồ sơ xin việc của bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không.
Nhắc lại: Chỉ bao gồm các môn học có liên quan.
Kinh nghiệm làm việc (4)
Dành cho: Sinh viên hoặc ứng viên đã có kinh nghiệm ở vị trí Software Engineer
Nếu bạn là sinh viên đại học chưa có kinh nghiệm, đừng lo lắng! Đây là bản lý lịch năm cuối cấp của tôi khi tôi xin việc toàn thời gian. Tôi khá may mắn khi đã tích lũy kinh nghiệm làm việc phù hợp từ các kỳ thực tập, nhưng điều này không hoàn toàn cần thiết để được phỏng vấn. Nếu bạn thấy rằng bạn không có nhiều thứ để đưa vào phần, hãy chuyển xuống phần ‘Dự án cá nhân’.
Chỉ tập trung vào các kinh nghiệm có liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: nếu bạn có kinh nghiệm làm thu ngân trong cửa hàng bán lẻ hoặc bồi bàn trong ngành thực phẩm, thì đừng đưa vào! Rất tiếc, kỹ năng liên quan tới thu ngân hoặc phục vụ thức ăn của bạn không giúp bạn thành công với vị trí kỹ sư phần mềm.
Mục tiêu của nhà tuyển dụng tìm ứng viên phù hợp công việc mà họ đang tuyển dụng. Vì vậy, điều cần thiết là chỉ đưa kinh nghiệm làm việc trong quá khứ có liên quan đến vị trí mà bạn hiện đang ứng tuyển.
Cuối cùng, ghi chú về ngày tháng. Sắp xếp kinh nghiệm của bạn theo thứ tự giảm dần bắt đầu với những kinh nghiệm gần đây nhất. Đối với sinh viên chưa tốt nghiệp, nên đưa những kinh nghiệm thực tập vừa mới hoàn thành đây và phù hợp nhất.
Nhắc lại: Hãy tạo ra một bộ sưu tập các bản résumé khác nhau, mỗi bản được thiết kế riêng cho công việc khác nhau mà bạn quan tâm.
Phần khó nhất là phần mô tả tóm tắt thành tích kinh nghiệm làm việc trong quá khứ có ý nghĩa và thật ấn tượng.
Làm sao để nhà tuyển dụng nghĩ rằng “Bạn là người có những kỹ năng phù hợp mà họ đang tìm kiếm, là người có ảnh hưởng đáng kể trong công việc trước đây và họ muốn phỏng vấn, tuyển dụng vào làm việc.”
Mục tiêu chính của phần Kinh nghiệm việc làm này là thể hiện tác động và giá trị mà bạn đã có khi làm việc tại một công ty hay tổ chức. Để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là một ứng viên có thể hoàn thành và làm tốt công việc được giao.
Nhắc lại: Đưa vào các công nghệ mà bạn đã sử dụng trong mô tả sẽ giúp bạn vượt qua các bộ lọc từ khóa của website tuyển dụng khi nộp đơn trực tuyến.
Dự án cá nhân (5)
Dành cho: Sinh viên muốn thực tập ở vị trí Software Engineering / làm toàn thời gian + Phần duy nhất dành cho ứng viên lập trình viên.
Dự án cá nhân có thể là bất cứ gì liên quan Python script, Java program, web page, mobile application v.v. Những dự án này cho thấy bạn thực sự quan tâm đến ngành lập trình và bạn mong muốn được làm việc như một kỹ sư phần mềm vì bạn sẵn sàng vượt ra khỏi công việc học tập ở trường và tự mình tạo ra thứ gì đó.
Tự mình chủ động build một dự án gì đó là điều vô cùng ấn tượng. Nó cho thấy rằng bạn đang tận tâm để mở rộng kiến thức của mình về ngành lập trình và là một cách tuyệt vời để thể hiện sự chủ động của bản thân và sự quan tâm thực sự đến lĩnh vực này.
Lợi ích khác của việc thực hiện các dự án cá nhân là bạn chắc chắn có được các kỹ năng áp dụng cho công việc trong dự án thực tế. Những việc bạn không thường làm ở trường, nhưng bạn sẽ làm ở nơi làm việc như sử dụng các frameworks/libraries, hiểu cách lập trình website, tạo ứng dụng di động, thiết lập development environment hoặc lập trình hiệu quả với Vim.
Nếu có một công ty cụ thể mà bạn thực sự muốn làm việc, một trong những cách tốt nhất để trở nên nổi bật là thực hiện một dự án cá nhân liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Nhắc lại: Các dự án cá nhân là bắt buộc. Nếu bạn chưa có, hãy bắt đầu NGAY BÂY GIỜ!
Kỹ năng (6)
Dành cho: Bất kỳ ai đang tìm kiếm một công việc cho vị trí Software Engineer.
Tiêu đề nói lên tất cả. Giữ cho phần này đơn giản, gọn gàng và sạch sẽ. Liệt kê tất cả các kỹ năng liên quan mà bạn muốn nhà tuyển dụng biết. Bạn càng liệt kê nhiều kỹ năng phù hợp với chuyên môn và vị trí ứng tuyển thì cơ hội càng cao.
Điều này sẽ cho phép bạn vượt qua trình quét từ khóa của các website tuyển dụng một cách dễ dàng.
Một điều cần lưu ý về phần kỹ năng là KHÔNG chỉ liệt kê tất cả các từ khóa trong mô tả công việc chỉ nhằm mục đích thể hiện bạn là người phù hợp. Nếu nhiều quá thì nó sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” khi nhà tuyển dụng chỉ tập trung vào các kỹ năng và hỏi bạn quá nhiều.
Nên phân cấp khi đưa các skills vào bản résumé. Tôi đã sử dụng hai cấp skills:
Sử dụng thành thạo – Những ngôn ngữ lập trình mà tôi rất quen thuộc, cảm thấy rất thoải mái, tự tin khi sử dụng và có thể phỏng vấn ngay bây giờ.
Biết sử dụng – Những ngôn ngữ mà tôi đã sử dụng trước đây nhưng hiện tại có thể không am hiểu nhiều, nhưng có thể học lại trong thời gian nhất định.
Có thể sử dụng thêm các cụm từ sau:
- Nâng cao
- Trung bình
- Cơ bản
hoặc là
- Chuyên gia
- Nâng cao
- Trung bình
hoặc là
- Thông thạo
- Thành thạo
- Biết sử dụng cơ bản
hoặc là
- Kiến thức công việc
- Kiến thức cơ bản
Tóm tắt: Khi nộp đơn cho một công việc cụ thể trực tuyến, hãy tham khảo chéo các bản mô tả công việc và thêm các từ khóa kỹ thuật cần thiết vào résumé để tăng cơ hội được phỏng vấn.
Lời kết
Mặc dù bản résumé này đã giúp tôi nhận được lời mời phỏng vấn tại nhiều công ty phần mềm, tuy nhiên không có gì đảm bảo rằng việc tuân theo tất cả các nguyên tắc và kỹ thuật mà tôi đã giải thích ở đây sẽ mang lại kết quả tương tự cho bạn.
Đây là résumé năm cuối cấp của tôi vào năm 2017. Là bản giới thiệu về hành trình và mối quan tâm của tôi trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm. Sao chép nó sẽ không tốt cho bạn, vì công nghệ không ngừng phát triển và việc tìm kiếm tài năng là một quá trình luôn thay đổi. Thay vào đó, hãy sử dụng cái này làm tài liệu tham khảo.
Khi bạn viết résumé, hãy nhớ – hãy là chính mình!
Xem thêm bài viết gốc của tác giả Terrence Kuo – Software Engineer tại Tesla tại đây! Hãy để lại comment của bạn về kinh nghiệm viết résumé cho vị trí Software Engineer ở phần bình luận bên dưới nhé
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn