Nếu bạn là một kỹ sư phần mềm có tham vọng và luôn cố gắng duy trì tính cạnh tranh, hãy cân nhắc đặt mục tiêu nghề nghiệp để tạo cho mình sự tập trung và động lực. Đặt mục tiêu nghề nghiệp có thể giúp bạn có lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng, tìm được mức lương cao hơn và đủ điều kiện thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem làm thế nào để kỹ sư phần mềm có thể xây dựng các mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và khả thi.
Tại sao kỹ sư phần mềm cần có mục tiêu nghề nghiệp
Một kỹ sư phần mềm có các mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng là rất quan trọng vì nó có thể giúp thúc đẩy nghề nghiệp của bạn phát triển. Mục tiêu cho phép bạn luôn nhận thức về các công nghệ mới trong lĩnh vực phần mềm, xây dựng mối quan hệ và phát triển các kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm. Các công ty có xu hướng ưu tiên các kỹ sư phần mềm có tham vọng, có cam kết cải thiện, cho phép bạn có được các vị trí cấp cao hơn và tăng khả năng có thu nhập cao hơn. Những lợi ích này có thể mang lại cho bạn nhiều thành tích trong sự nghiệp và một lối sống thoải mái hơn.
Cụ thể, có mục tiêu sẽ giúp kỹ sư phần mềm:
- Đi trước đối thủ trong công nghệ. Các mục tiêu của kỹ sư phần mềm nếu được đặt ra một cách phù hợp sẽ giúp bạn đón đầu những thay đổi của công nghệ. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn, mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng, nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng của bạn, giúp bạn có khả năng hoàn thành xuất sắc hơn trong mọi nhiệm vụ, dự án.
- Phát triển nghề nghiệp lâu dài. Trong ngắn hạn, cập nhật những thông tin mới nhất về kỹ thuật phần mềm là điều tuyệt vời để tìm kiếm công việc và cơ hội mới. Về lâu dài, nó giúp bạn xây dựng mối quan hệ khách hàng và nhà tuyển dụng bền chặt, vì bạn sẽ mang đến những kỹ năng tiên tiến.
- Quản lý thời gian tốt hơn. Một khi bạn đã có kiến thức, có mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, với công ty mà bạn làm việc cũng có nghĩa bạn cần ít thời gian hơn để thực hiện các công việc của mình. Khi đó, bạn sẽ thấy việc quản lý thời gian dễ dàng hơn nhiều.
- Thêm tự tin và nhiều cơ hội. Khi bạn tự tin hơn, công việc của bạn hầu như luôn đạt kết quả tốt hơn. Và tất nhiên, công việc tốt hơn sẽ khiến bạn trở thành ứng cử viên sáng giá cho các cơ hội thăng tiến, tăng lương và các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp khác.
Bạn nên lập mục tiêu kỹ sư phần mềm như thế nào?
Tất cả các mục tiêu của kỹ sư phần mềm phải là mục tiêu SMART. SMART là một từ viết tắt cũng nhưng cũng có nghĩa là bạn đặt ra một mục tiêu “thông minh” . SMART là viết tắt của:
- Specific – Cụ thể: Rõ ràng và được xác định rõ ràng
- Measurable – Có thể đo lường: Dễ dàng theo dõi và phân tích
- Attainable – Có thể đạt được: Khả thi với tài nguyên của bạn
- Relevant – Có liên quan: Phù hợp với tham vọng, lĩnh vực hoặc công ty của bạn
- Time-bound – Giới hạn thời gian: Có thể đạt được trong khung thời gian định trước
Bạn nên đảm bảo rằng tất cả các mục tiêu của bạn đều đáp ứng các tiêu chí SMART này. Nếu không, thì việc chia nhỏ mục tiêu của bạn thành các bước nhỏ hơn có thể giúp bạn tiến gần hơn đến việc biến nó thành THÔNG MINH.
Làm thế nào để thiết lập mục tiêu SMART
Việc xác định các thông số SMART liên quan đến mục tiêu của bạn giúp đảm bảo rằng bạn có thể đạt được mục tiêu trong một khung thời gian nhất định. Cách tiếp cận này giúp loại bỏ những điều chung chung và phỏng đoán, thiết lập một lịch trình rõ ràng, đồng thời giúp dễ dàng hơn trong việc theo dõi tiến độ và xác định các mốc quan trọng đã bỏ lỡ. Dưới đây là cách xây dựng mục tiêu cùng ví dụ cụ thể
S – Specific: Cụ thể
Để một mục tiêu có hiệu quả, nó cần phải cụ thể. Một mục tiêu cụ thể trả lời các câu hỏi như:
- Những gì cần phải được thực hiện?
- Ai chịu trách nhiệm về những việc đó?
- Cần thực hiện những bước nào để đạt được điều đó?
Suy nghĩ thông qua những câu hỏi này giúp đi sâu vào nội dung bạn đang hướng tới. Dưới đây là một ví dụ về mục tiêu cụ thể của một kỹ sư phần mềm:
- Tăng số lượng đăng ký hàng cho chương trình Khách Hàng Thân Thiết và tăng đơn hàng cho trang web thương mại điện tử Gurumart bằng cách xây dựng chức năng mới Guest Checkout và thêm các hình thức thanh toán
M – Measurable: Có thể đo lường
Tính cụ thể là một khởi đầu vững chắc, nhưng việc định lượng các mục tiêu của bạn (nghĩa là, đảm bảo rằng chúng có thể đo lường được) giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ và biết khi nào bạn đã về đích.
Bạn và đội dự án của bạn muốn tăng số lượng người đăng ký cho chương trình Khánh Hàng Thân Thiết – nhưng cụ thể là bao nhiêu? Nếu bạn nhận được dù chỉ một đăng ký mới, thì đó là sự tăng trưởng tích cực về mặt kỹ thuật – và như vậy là bạn đã hoàn thành? Tương tự đối với tăng đơn hàng; bạn sẽ thêm những hình thức thanh toán nào?
Để làm cho mục tiêu SMART này có tác động hơn, bạn nên các số liệu có thể đo lường và theo dõi được.
Ví dụ về mục tiêu đo lường được trong trường hợp này:
- Tăng số lượng đăng ký hàng cho chương trình Khách Hàng Thân Thiết lên 35% và tăng đơn hàng lên 20% cho trang web thương mại điện tử Gurumart bằng cách xây dựng chức năng mới Guest Checkout và thêm các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM, Paypal và ví MoMo
A – Attainable: Có thể đạt được
Đây là điểm quan trọng trong mục tiêu mà bạn đặt ra. Các mục tiêu phải thực tế. Hãy tự hỏi: mục tiêu của bạn có phải là thứ mà bạn hay nhóm của bạn có thể hoàn thành không?
Bạn có thể nhìn vào mục tiêu của mình và nhận ra rằng, với đội ngũ nhân sự hiện có, thời gian phải hoàn thành và khối lượng công việc nặng nề của bạn, việc tạo cùng lúc thêm 4 hình thức thanh toán là không khả thi. Hơn nữa ở Việt Nam, số người dùng Paypal là rất ít . Và như vậy việc thêm 3 hình thức thanh toán là thẻ tín dụng, thẻ ATM và ví MoMo là thực tế hơn cả.
Và như vậy, về mục tiêu đã được thay đổi để đảm bảo có thể đạt được:
- Tăng số lượng đăng ký hàng cho chương trình Khách Hàng Thân Thiết lên 35% và tăng đơn hàng lên 20% cho trang web thương mại điện tử Gurumart bằng cách xây dựng chức năng mới Guest Checkout và thêm các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM và ví MoMo
R – Relevant: Có liên quan
Đây là nơi bạn cần suy nghĩ về bức tranh toàn cảnh. Tại sao bạn đặt mục tiêu mà bạn đang đặt ra?
Bạn biết rằng chương trình Khánh Hàng Thân Thiết là động lực to lớn cho việc quay trở lại mua sắm của khách hàng và việc số lượng khách hàng thân thiết tăng lên có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu doanh thu của công ty. Bạn có thể sửa đổi mục tiêu của mình để phản ánh bối cảnh đó.
Ví dụ:
- Tăng số lượng đăng ký hàng cho chương trình Khách Hàng Thân Thiết lên 35% và tăng đơn hàng lên 20% cho trang web thương mại điện tử Gurumart bằng cách xây dựng chức năng mới Guest Checkout và thêm các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM và ví MoMo. Bởi vì các khách hàng tham gia chương trinh Khách hàng thân thiết có xu hướng quay lại mua sắm nhiều lần, mua nhiều hàng hóa hơn cuối cùng sẽ làm tăng lợi nhuận.
T – Time-bound: Giới hạn thời gian
Để đo lường thành công một cách chính xác, bạn cần phải đặt ra thời điểm đạt được mục tiêu. Khi nào thì bạn bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ mà bạn đã xác định? Khi nào bạn hoàn thành?
Mục tiêu SMART phải có các thông số liên quan đến thời gian . Và như vậy biết mình phải thực hiện mục tiêu trong một khung thời gian xác định.
Tiếp tục ví dụ trên, kết hợp với khung thời gian, mục tiêu SMART của bạn đã hoàn thành:
- Tăng số lượng đăng ký hàng cho chương trình Khách Hàng Thân Thiết lên 35% và tăng đơn hàng lên 20% cho trang web thương mại điện tử Gurumart trong quý 2 bằng cách xây dựng chức năng mới Guest Checkout và thêm các hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ATM và ví MoMo xong trước ngày 31 tháng 3. Bởi vì các khách hàng tham gia chương trinh Khách hàng thân thiết có xu hướng quay lại mua sắm nhiều lần, mua nhiều hàng hóa hơn cuối cùng sẽ làm tăng lợi nhuận.
Một số ví dụ về mục tiêu nghề nghiệp của một kỹ sư phần mềm
Dưới đây là một số ví dụ mục tiêu nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm. Bạn có thể có những mục tiêu của riêng bạn nhưng đây là những gợi ý mà bạn có thể tham khảo:
- Học về kỹ thuật blockchain và web3.0
- Phát triễn kỹ năng giao tiếp
- Cải thiện các kỹ năng liên quan đến kỹ thuật phần mềm
- Phát triển mối quan hệ trong cộng đồng developer
- Trở thành một nhà quản lý dự án phần mềm
- Mục tiêu cụ thể trong công việc, dự án
- Xây dựng blog kỹ thuật
- Học thêm ngôn ngữ lập trình mới
- Học ngoại ngữ
- Làm việc tại một công ty công nghệ hàng đầu
- Viết một ứng dụng mobile
Kết luận
Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp là việc một softeware engineer nên làm dù đang ở giai đoạn nào trong sự nghiệp. Các mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có tính khả thi sẽ giúp cho sự nghiệp của bạn tiến xa. Luôn tuân theo quy tắc SMART để có được các mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường, có thể đạt được, liên quan đến công việc hay sự nghiệp của bạn và quan trọng là kế hoạch về thời gian cụ thể
good!!!