Tạp chí Harvard Business Review gần đây đã tiến hành phân tích chín triệu hồ sơ nhân viên của hơn 4.000 công ty trong nhiều ngành công nghiệp và phát hiện ra rằng tỷ lệ nghỉ việc cao nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và công nghệ. Các nhân viên y tế, những người đã ở phải trực tiếp tham gia chống lại đại dịch trong hơn hai năm, rời bỏ công việc không phải là một điều bất ngờ. Nhưng điều gì đang làm cho các lập trình viên, kỹ sư phần mềm nghỉ việc và tỷ lệ bỏ việc tăng cao sẽ dẫn đến những thách thức nào đối với các cá nhân, các nhà quản lý và các công ty?
Dưới đây là những lý do giải thích tại sao các lập trình viên lại bỏ việc với số lượng lớn như vậy
Kiệt sức
Trong lĩnh vực công nghệ, tỷ lệ nghỉ việc đã tăng 4,5% vào năm ngoái theo Harvard Business Review. Tám mươi ba phần trăm các nhà phát triển báo cáo bị hội chứng suy kiệt lập trình và 81% nói rằng nó trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch. Một báo cáo về sức khỏe của các kỹ sư phần mềm tại Anh cũng cho cho thấy 83% bị kiệt sức ở một mức độ nào đó. Lý do hàng đầu về sự kiệt sức là gì? Do khối lượng công việc tăng lên.
Đại dịch đã góp phần làm tăng nhu cầu đối với các nhà phát triển phần mềm. Từ khi bắt đầu đại dịch, các tổ chức đã tăng tốc áp dụng kỹ thuật số và đám mây để cho phép nhân viên làm việc từ xa. Kết quả là sự gia tăng trong việc sử dụng phần mềm và ngày càng phụ thuộc vào phần mềm trong các ngành công nghiệp (không chỉ trong lĩnh vực công nghệ) đã làm tăng nhu cầu đối với các nhà phát triển phần mềm.
Tất nhiên, theo hướng tích cực, đây là một tin tốt: khi cầu vượt quá cung, các nhà phát triển phần mềm có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm có thể có nhiều cơ hội làm việc ở những công ty tốt hơn với các gói lương thưởng hấp dẫn hơn. Nhưng đó cũng có thể khiến các nhà phát triển phần mềm trở nên quá tải và kiệt sức. Và đây là một trong những nguyên nhân khiến lập trình viên nghỉ việc để tìm một môi trường cân bằng hơn.
Thay đổi văn hóa
Kiệt sức không phải là lời giải thích duy nhất cho tỷ lệ bỏ việc của lập trình viên ngày càng tăng. Cú sốc của đại dịch vụ, các dịch vụ đóng cửa và chuyển hẳn sang làm việc từ xa khiến nhiều người thay đổi về cơ bản của cách họ nhìn nhận công việc. Sự việc xuất hiện của đại dịch cũng làm cho những nhà phát triển phần mềm thay đổi suy nghĩ và nhận thức. Họ cho rằng mình có thể:
- Kiếm nhiều tiền hơn ở một công ty khác.
- Xứng đáng nhận được điều kiện làm việc tốt hơn.
- Cần thêm thời gian nghỉ ngơi.
- Cần có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
- Làm một điều gì đó hoàn toàn khác với những gì mình đã và đang làm.
- Bắt đầu kinh doanh riêng
Những nhận thức đó cho kết quả là nhiều lập trình viên nghỉ việc nhiều hơn.
Lương bổng
Một trong những vấn đề chính khiến các nhà phát triển phần mềm rời bỏ công việc là tiền lương. Họ luôn tìm kiếm một công ty trả lương theo nhu cầu của họ.
Hầu hết các kỹ sư phần mềm đều có ý nghĩ rằng cách tốt nhất để được tăng lương hay thăng chức đơn giản kiếm được một công việc mới. Đôi khi một nhà phát triển phần mềm có thể hài lòng phúc với tất cả các phần công việc của mình, nhưng nếu anh ta biết rằng công ty của anh ta đang trả cho anh ta dưới mức giá thị trường, thì thực tế đó có thể làm lu mờ tất cả những gì khiến anh ta thích. Theo khảo sát của Stack Overflow, có khoảng 75% các nhà phát triển phần mềm đang tích cực tìm kiếm một công việc mới hoặc sẵn sàng chào đón cơ hội việc làm mới. Trong số các nhà phát triển này, khoảng 65% cho biết lương thưởng là lý do chính khiến họ muốn rời bỏ (hoặc sẵn sàng rời bỏ) vai trò hiện tại của mình.
Quản lý
“Nhân viên không rời bỏ công ty, họ rời bỏ ông chủ của họ.” Điều đó đúng trong mọi ngành và cũng không có ngoại lệ trong lĩnh vực công nghệ.
Thường thì các lập trình viên nghỉ việc vì họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn ở nơi khác. Nhưng tiền không phải là yếu tố duy nhất. Cũng theo khảo sát của Stack Overflow, 35% muốn có cơ hội phát triển hoặc lãnh đạo tốt hơn.
Xu hướng coi các nhà phát triển phần mềm là tài nguyên kỹ thuật hơn là con người (có thể thay thế, dễ dàng “sạc” lại) khiến một số nhà quản lý bỏ qua sự hài lòng trong công việc và hạnh phúc nghề nghiệp của nhân viên. Thái độ này khiến các nhà phát triển phần mềm bỏ cuộc. Hầu hết mọi người đều muốn làm việc ở nơi họ được đánh giá cao và nơi họ có cơ hội phát triển kỹ năng và thăng tiến sự nghiệp.
Cảm hứng và sự sáng tạo
Các nhà phát triển phần mềm giỏi rời công ty khi họ không có cảm hứng hoặc họ cảm thấy thiếu mục đích trong công việc của mình, cho dù họ có được mức lương thưởng cao mà nhiều người mơ ước.
Điều quan trọng là những người thông minh phải cảm thấy rằng họ thật sự có cảm hứng trong công việc và tạo ra sự khác biệt. Không có gì làm các kỹ sư phần mềm cảm thấy nản chí hơn việc nhận ra rằng các tính năng hoặc sản phẩm mà họ đã phát triển sẽ không được ai sử dụng hoặc chú ý đến. Hoặc họ không thấy được những gì mình làm ra tạo ra sự khác biệt như họ mong muốn. Điều đó có thể do môi trường làm việc cản trở sự sáng tạo của họ. Một môi trường làm việc cứng nhắc không cho phép khả năng sáng tạo của họ thăng hoa có thể khiến họ rời đi.
Code của đồng nghiệp
Như trên đã đề cập, các nhà phát triển phần mềm luôn muốn có được mức lương cao, có những thử thách mới hoặc các tùy chọn làm việc linh hoạt hơn. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát đã đưa ra một lý do khác khiến các kỹ sư của bạn có thể muốn nghỉ việc: code của các nhà phát triển đồng nghiệp của họ quá tệ.
Stepsize, một công ty tập trung vào nợ kỹ thuật đã thực hiện một cuộc khảo sát với 200 kỹ sư phần mềm để tìm hiểu lý do họ nghỉ việc. Công ty cho biết 51% kỹ sư trong cuộc khảo sát của họ đã cân nhắc đến việc rời bỏ hoặc bỏ việc vì nợ kỹ thuật. Trong số những người cảm thấy khó chịu với các vấn đề nợ kỹ thuật, khoảng 20% nói rằng loại nợ đó là lý do chính khiến họ rời bỏ công ty.
Nợ kỹ thuật, hay ‘chất lượng code và tình trạng code base’, là vấn đề quan trọng thứ tư được những người trả lời khảo sát. Trong khảo sát này “Thách thức kỹ thuật và cơ hội tăng trưởng” là ưu tiên thứ hai, với 75% chọn nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất chỉ sau mức lương.
Cơ hội phát triển.
Các nhà phát triển phần mềm rất quan tâm đến lộ trình phát triển nghề nghiệp Vì vậy nếu một công ty có một cấu trúc cấp độ công việc không rõ ràng hoặc không nhất quán sẽ dẫn đến việc các kỹ sư không thể hoặc không muốn thăng tiến trong công ty đó. Tạo ra các cấp độ và chức danh công việc cụ thể rõ ràng với phạm vi và trách nhiệm được xác định với một lộ trình mạch lạc về cách thức tiến triển, dẫn đến sự rõ ràng và cam kết hơn tứ các nhà phát triển phần mềm là điều các doanh nghiệp cần làm để giữ chân những người giỏi.
Công nghệ
Các kỹ sư giỏi luôn đam mê đổi mới và nâng cao chuyên môn kỹ thuật của họ. Vì lý do này, một số tiêu chí quan trọng khi chọn một vị trí công việc mới là môi trường kỹ thuật mà họ sẽ làm việc. Nếu một công ty sử dụng công nghệ lạc hậu hoặc ứng dụng kỹ thuật tồi thì có thể khiến các nhà phát triển phần mềm rời bỏ và gia nhập một công ty sáng tạo hơn. Cũng trong một khảo sát gần đây của Stack Overflow, 39% các lập trình viên trong tổng số những người muốn tìm công việc mới là do họ muốn tìm cơ hội làm việc với các công nghệ mới.