Nghe có vẻ có gì đó sai sai. Nhưng sự thật là vậy, những kỹ năng thiết kế đồ họa mà có được sẽ không đủ cho sự nghiệp phát triển của bạn. Thiết kế UX là một nghề cạnh tranh và bạn cần phải nổi trội trong việc thu hút nhà tuyển dụng và khách hàng nếu bạn muốn đẩy nhanh sự nghiệp của mình.
Điều này có nghĩa là bạn cần phải phát triển những kỹ năng mềm khác bên cạnh việc cập nhật các kiến thức và kỹ năng thiết kế khác như thiết kế chuyển động, thiết kế giao diện người dùng, UX… một cách thường xuyên. Vậy những kỹ năng bạn cần học hỏi là gì?
1. Kỹ năng sáng tạo
Một nhà thiết kế cần có kỹ năng sáng tạo. Lý thuyết là vậy nhưng không phải ai cũng thực sự có kỹ năng này. “Thực sự” ở đây có nghĩa là có nhiều bạn luôn cho mình có kỹ năng sáng tạo nhưng thực tế, đó sự sao chép chỗ này một chút, chỗ kia một chút cho các thiết kế của mình. Một điều nữa là bạn rất dễ bị nhầm lẫn và dễ bị lạc vào các quy tắc và các kỹ thuật, nhưng sáng tạo và đưa ra những khái niệm tuyệt vời cho thiết kế là một điều hoàn toàn khác và vô cùng quan trọng. Bạn cần có kỹ năng tư duy và ý tưởng. Bất kỳ ai cũng có thể làm cho mọi thứ trông đẹp đẽ, nhưng những ý tưởng sáng tạo sẽ mang lại giá trị to lớn cho bất kỳ dự án thiết kế nào.
Nhưng tại sao sáng tạo lại quan trọng đối với những người làm thiết kế UX đến vậy?
Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) cần phải sáng tạo để thực sự kết nối với người dùng. Các nhà thiết kế UX giải quyết các vấn đề và cách duy nhất họ có thể làm điều đó một cách hiệu quả là nghĩ ra các giải pháp sáng tạo.
Sáng tạo là nguồn gốc của sự đổi mới, khiến nó trở thành thứ mà các doanh nghiệp đang tìm kiếm.
Vậy làm thế nào để bạn cải thiện kỹ năng sáng tạo trong thiết kế UX?
Có một điều có thể khiến bạn thất vọng, là sự sáng tạo có thể khó nắm bắt. Tuy nhiên, hiểu được những vấn đề dưới đây có thể giúp bạn
Sáng tạo trong thiết kế UX bắt nguồn từ làm việc chăm chỉ
Nếu bạn rằng sự sáng tạo bắt nguồn từ một cái nhìn sâu sắc là không đúng trong thiết kế UX. Điều này có vẻ khó hiểu?
Thiết kế UX không thể dựa vào bất kỳ thông tin chi tiết nào vì các sản phẩm kỹ thuật số quá phức tạp để có thể xuất phát từ một ý tưởng duy nhất. Để các sản phẩm kỹ thuật số có hiệu quả, chúng phải được ánh xạ tới một hệ thống ý tưởng và thông tin chi tiết phản ánh thực tế của người dùng.
Khoảnh khắc lóe sáng nào đó trong đầu bạn, một nhà thiết kế UX, sẽ không đóng vai trò là nguồn duy nhất của các ứng dụng đột phá. Nói cách khác, sự sáng tạo là kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ, thường không có bất kỳ yếu tố gây sốc, bất ngờ hay ngoạn mục nào.
Sự sáng tạo trong thiết kế UX là sự kết hợp các phần riêng lẻ. Các phần riêng của chúng có rất ít hoặc không có ý nghĩa.
Sáng tạo trong thiết kế UX có nghĩa là giải quyết vấn đề
Trong thiết kế UX, sáng tạo có nghĩa là giúp người dùng thực hiện mọi việc trong ứng dụng dễ dàng hơn, cũng như thiên vị hành vi của họ đối với một số kết quả nhất định.
Quá trình sáng tạo liên quan đến việc khám phá nhu cầu của người dùng. Nếu các nhà thiết kế trải nghiệm người dùng không xem xét nhu cầu của người dùng tiềm năng của họ, thì ứng dụng có thể không phù hợp. Sáng tạo có nghĩa là giải quyết các vấn đề đã ngăn cản bạn tìm ra những nhu cầu của người dùng trong thực tế thực tế, giống như trong khoa học vậy.
Một đặc điểm nữa là các nhà thiết kế UX tạo ra các tương tác được sử dụng để đạt được mục tiêu. Mục tiêu là giảm tối thiểu việc gây ngạc nhiên cho người dùng. Thay vào đó, các nhà thiết kế áp dụng tư duy sáng tạo để đưa ra các giải pháp tốt nhất cho mỗi lần tương tác. Trọng tâm là tốt hơn, bạn cần nhớ điều đó.
Thông thường, tốt hơn có nghĩa là quen thuộc. Đôi khi, tốt hơn có nghĩa là một kiểu tương tác mới dựa trực tiếp vào nhu cầu của người dùng. Tập trung vào tính dễ sử dụng cho tất cả các kiểu người dùng là cách sáng tạo.
Thiết kế lặp là sáng tạo
Theo định nghĩa từ Wiki, “thiết kế lặp (Interactive design) là một phương pháp thiết kế dựa trên một quá trình tuần hoàn của tạo mẫu,thử nghiệm, phân tích, và tinh chỉnh một sản phẩm hoặc quy trình. Dựa trên kết quả của các thử nghiệm lặp đi lặp lại gần đây nhất của một thiết kế, các thay đổi và các cải tiến đã được tạo ra. Quá trình này được thiết kế với mục đính cuối cùng là nâng cao chất lượng và chức năng của một thiết kế.”
Thiết kế UX là một chuỗi các quyết định, mỗi quyết định bao gồm việc so sánh ưu và nhược điểm một cách có hệ thống. Sự kỷ luật là quan trọng trong quá trình này, nhưng nó không cản trở sự sáng tạo. Đánh giá định kỳ trong quá trình thiết kế giúp các nhà thiết kế UX đưa ra các giải pháp tốt hơn.
Các nhà thiết kế UX tạo ra nhiều tùy chọn, mỗi tùy chọn tập trung vào một khía cạnh của vấn đề cần giải quyết. Đây được gọi là tư duy phân kỳ.
Ví dụ: một nhà thiết kế ứng dụng có thể đề xuất hai loại chế độ xem thay thế lẫn nhau: một dưới dạng thẻ và một dưới dạng danh sách.
Khi các bên liên quan xem xét các phiên bản này, các nhà thiết kế có thể tạo ra tác phẩm mới có tính đến phản hồi. Đây được gọi là pha hội tụ. Các nhà thiết kế áp dụng chu trình tư duy phân kỳ và hội tụ ở mọi cấp độ.
2. Kỹ năng giao tiếp
Đưa ra những ý tưởng tuyệt vời là một điều, nhưng các nhà thiết kế UX thường thất bại khi truyền đạt những ý tưởng đó. Bạn cần xây dựng sự tự tin khi giải thích về các thiết kế của mình và khi cộng tác với các đội nhóm khác. Mỗi nhà thiết kế cần có khả năng bảo vệ quyết định của mình bằng những lời lẽ rõ ràng giải thích lý do tại sao họ lại đề xuất giải pháp mà họ đã đưa ra.
Đối với các UX designer, giao tiếp là việc truyền đạt những gì người khác không thể nhìn thấy, thành một thứ có thể tạo ra kết nối và thấu hiểu. Không phải những gì bạn nhìn là quan trọng, mà là những gì họ thấy.
Giao tiếp tốt cũng giúp các nhà thiết kế UX đồng cảm, đàm phán, tiếp thu và đưa ra lời chỉ trích một cách tế nhị, hợp tác với những người thuộc các lĩnh vực khác nhau, giao tiếp các vấn đề hiệu quả trước khi chúng trở thành nghiêm trọn.
Giao tiếp không chỉ giúp cho bạn truyền đạt về các ý tưởng thiết kế của bạn. Giáo tiếp tốt cũng giúp bạn học hỏi được tốt hơn. Không hiếm các nhà thiết kế UX sợ rằng họ sẽ có vẻ yếu thế hơn nếu đặt câu hỏi hoặc thừa nhận rằng họ cần giúp đỡ. Đừng như vậy. Sự tò mò và đặt câu hỏi giúp bạn trở nên tốt hơn.
Truyền đạt ý tưởng của bạn không chỉ là những bạn trao đổi qua các cuộc nói chuyện. Các nhà thiết kế UX cũng cần học cách viết tốt. Có thể nói, cả hình ảnh và chữ viết đi đôi với nhau. Có rất nhiều nhà thiết kế bỏ qua điều này và đó là sai lầm. Bạn không cần phải là một người viết quảng cáo, nhưng kỹ viết để cho người khác hiểu liệu thiết kế của bạn có nói đúng và theo một cách thú vị hay không có thể giúp bạn tiến xa. Nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng của mình một cách cô đọng thì nghề nghiệp của bạn trở nên vô cùng khó khăn.
Kết luận
Hiểu được các nguyên tắc cơ bản của thiết kế và làm chủ các công cụ là một khởi đầu tuyệt vời, nhưng điều này không đủ để tạo nên một sự nghiệp thành công của một nhà thiết kế UX. Bạn cần có tư duy sáng tạo và kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt ý tưởng hiệu quả, học hỏi, kiến thức, kinh nghiệm về các chủ đề liên quan.
Bài viết có tham khảo nguồn: