• Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Kỹ năng tìm việc
  • Công nghệ
  • Lương-Xu hướng

Công việc của một UX Designer là làm gì ?

Minh Vu by Minh Vu
October 8, 2021
in Kỹ năng làm việc IT, Tìm việc IT cần biết
0
1
Lập trình viên UX

Lập trình viên UX

0
SHARES
734
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

UX (User Experience Designer – thiết kế trải nghiệm người dùng) là hai chữ cái mà tất cả chúng ta đều quen thuộc, có những người đã dành nhiều năm để hiểu rõ hơn thực sự UX là gì, bao gồm những công việc gì nhưng nó rất khỏ để diễn tả hết được bằng lời.

UX là gì?

Từ User Experience (UX) xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn sách nổi tiếng “The Design of Everyday Things” của Don Norman. User Experience, Trải Nghiệm Người Dùng là cụm từ chung để chỉ những hành động, cảm xúc, và phản ứng của một người khi tương tác với một sản phẩm, dịch vụ hay không gian nào đó.

Những người làm việc về UX (gọi là nhà thiết kế UX) nghiên cứu và đánh giá cách người dùng cảm nhận về một hệ thống, nhìn vào những vấn đề như tính dễ sử dụng, cách nhận thức về giá trị của hệ thống, tính tiện ích, sự hiệu quả khi thực hiện các tiến trình,…

Bây giờ chúng ta đã hiểu chính xác thiết kế UX là gì, hãy chuyển sang tìm hiểu thêm ai thực sự là một Designer UX và vai trò của người đó là gì?

Vai trò của một Designer UX là gì?

UX liên quan đến các yếu tố nghiên cứu, thử nghiệm, phân tích kinh doanh, quản lý dự án và tâm lý học cũng như cấu trúc bên trong website, ứng dụng. Một Designer UX dự kiến sẽ thực hiện tất cả các chức năng trên. Nếu có một câu hỏi trong đầu bạn rằng một UX thực sự làm gì? Câu trả lời sẽ không có ngay rõ ràng cho bạn. Có các kỹ thuật khác nhau vào từng giai đoạn khác nhau của dự án.

Personas và Information Architecture

Một persona là một khái niệm hư cấu phản ánh một trong những nhóm người sử dụng mà bạn đang hướng tới. Các persona cần phải được xác định bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng để trở nên có ích hơn. Bạn có thể thử đặt mình vào vị trí của khách hàng để tạo ra những chi tiết khiến họ cảm thấy tin tưởng và thú vị hơn. Tuy nhiên, mục tiêu nên có là các persona của bạn phải phản ánh các pattern mà bạn đã xác định được ở người sử dụng của mình (hoặc người sử dụng tiềm năng).

Không có con đường tắt nào để xác định những pattern này – chúng đến từ việc nghiên cứu người dùng: tiến hành các cuộc phỏng vấn, khảo sát, sử dụng thử, điều tra theo ngữ cảnh và các hoạt động khác. Khi quá trình xác định personas hoàn tất, hoạt động prototyping bắt đầu.

Khảo sát về nghề nghiên cứu người dùng và UX 2017 được thực hiện bởi User Testing Blog
Khảo sát về nghề nghiên cứu người dùng và UX 2017 được thực hiện bởi User Testing Blog

Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:

  • 6 Ngôn ngữ lập trình bạn nên chọn trong thời đại Internet Of Things 2018 (IoT)
  • 12 sự thật thú vị về nghề lập trình có thể bạn chưa biết
  • Muốn LƯƠNG CAO hãy làm việc trong 10 lĩnh vực công nghệ sau đây!

Wireframes và User Testing

Quá trình tạo wireframing trải qua nhiều giai đoạn và không có cách xác định là đúng hay sai. Wireframing chỉ đơn giản là một cách để phác thảo một dịch vụ ứng dụng / trang web di động ở cấp độ cấu trúc. Chúng là các bố cục phác thảo kích thước và vị trí cụ thể của các thành phần trang, tính năng ứng dụng, khu vực chuyển đổi và điều hướng. Ở mỗi giai đoạn của quá trình tạo wireframing, user testing và iterations của người dùng được đưa vào hình ảnh để xây dựng một sản phẩm tốt hơn.

Sau khi tạo ra bởi các designer thành một loạt các hình ảnh tĩnh, những công cụ ngày nay như Balsamiq Mockups và Axure RP làm cho nó đơn giản để phát triển wireframe của bạn thành một nguyên mẫu tương tác mà không cần viết bất kỳ dòng code nào.

User testing về cơ bản là yêu cầu người dùng thực hiện các tác vụ bạn đã lên kế hoạch để kiểm tra trải nghiệm người dùng và nhận phản hồi nhanh. Đó là một cách tuyệt vời để xác định được những khó khăn của người dùng không lường trước được trong giai đoạn thiết kế trước khi bắt đầu vào giai đoạn thực hiện.

Thiết kế và thực hiện

Khi đã sẵn sàng với thiết kế, bước tiếp theo là làm việc trực tiếp với các developer để đạt được mục tiêu cuối cùng. Các lập trình viên làm việc để biến các ý tưởng thiết kế thành một trang web / ứng dụng thực sự, đang hoạt động.

Các Designer UX là những người giải quyết vấn đề chủ yếu thông qua quá trình Discovery (khám phá, thử nghiệm). Có rất nhiều vấn đề và kinh nghiệm mà các Designer UX gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Nhìn chung, không có một công thức nào để nói rằng lúc nào bạn có thể tin tưởng người dùng và thật sự họ muốn cái quái gì, điều này phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cũng như sự sâu sắc của chính UX Designer.

Trong trường hợp bạn có thắc mắc khác nhau giữa UX với UI là gì thì tham khảo mộ bài viết khá hay của bạn Phạm Huy Hoàng trên blog Toidicodedao nhé. Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết của một chuyên gia người Việt về UX hiện đang sống ở Úc tên là Ngọc Hiếu với những bài viết rất thú vị về chủ đề này trên blog ngochieu

Bài viết được phỏng dịch theo techaheadcorp.com

Bạn đánh giá bài viết thế nào?

Average rating 5 / 5. Vote count: 2

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: designer uxlập trình viên uxux
Previous Post

6 Ngôn ngữ lập trình bạn nên chọn trong thời đại Internet Of Things 2018 (IoT)

Next Post

TOP 3 đãi ngộ hấp dẫn lập trình viên CNTT nhất

Minh Vu

Minh Vu

Related Posts

serverless developer

Serverless là gì và học gì để làm việc với serverless?

June 2, 2022
đánh giá hiệu suất công việc - performance appraisal - performance review

Cách viết đánh giá hiệu suất công việc (performance appraisal) hiệu quả dành cho kỹ sư phần mềm

April 25, 2022
Code refactoring - Tái cấu trúc mã nguồn

Code refactoring là gì và những kỹ thuật để tái cấu trúc mã nguồn

April 18, 2022
Các kiểu lập trình viên

29 kiểu lập trình viên trên thế giới

December 12, 2021
quản lý nhóm phát triển phần mềm hiệu quả

Làm thế nào để quản lý một nhóm phát triển phần mềm hiệu quả

December 7, 2021
10 nguyên tắc lập trình cơ bản mà mọi lập trình viên phải biết

10 nguyên tắc lập trình cơ bản mà mọi lập trình viên phải biết

December 5, 2021
Next Post
Chế độ đãi ngộ hấp dẫn cho lập trình viên

TOP 3 đãi ngộ hấp dẫn lập trình viên CNTT nhất

Comments 1

  1. Jonh says:
    3 years ago

    Great!

    Reply

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About ITGuru.vn

  • Trang Chủ ITguru.vn
  • Về chúng tôi
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy định bảo mật
  • Quy chế hoạt động
  • Liên hệ ITguru

Nhà tuyển dụng

  • Đăng tuyển

Người tìm việc

  • Việc làm IT
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT