Nối tiếp phần 1, Hôm nay ITGURU sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn thêm một số sự thật thú vị ít người biết về nghề Lập trình viên IT, bài viết này sẽ tiếp tục giới thiệu một số góc khuất ít người biết về ngành IT. Hãy theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây. (Xem Phần 1 – 12 sự thật về nghề lập trình có thể bạn chưa biết)
8) Năng suất lập trình viên làm việc từ xa thấp hơn so với lập trình viên làm việc tại văn phòng
Các ý kiến về năng suất làm việc từ xa đang gây tranh cãi, đặc biệt là khi lập trình viên nhận dự án làm việc từ xa hay tại nhà từ các dự án phát triển phần mềm trên toàn cầu ngày càng tăng. Dù sao thì dựa trên một số nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng trên thực tế các lập trình viên làm việc từ xa làm việc kém năng suất hơn những lập trình viên làm việc cùng thời điểm tại văn phòng công ty.
Tuy nhiên, điều này lại không hợp lý khi chúng ta phân tích những yếu tố khác trong bài viết này, chẳng hạn như xu hướng hạn chế giao tiếp với người khác. Trên thực tế, những đoạn hội thoại đời thường là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu này. Nguyên nhân có thể là do việc trao đổi những phát hiện của mình trong giờ nghỉ giải lao giữa các cuộc họp tương đối quan trọng.
9) Việc bảo trì phần mềm tiêu tốn hơn 50% số lượng công việc
Bảo trì phần mềm liên quan đến việc “legacy code”. Có một nghiên cứu về công việc bảo trì cho thấy kết quả là sự phân chia về khối lường thời gian không bằng nhau giữa việc viết code và bảo trì phần mềm.
Trong nghiên cứu có chỉ ra rằng hơn 50% công sức của lập trình viên là dùng để bảo trì phần mềm, cũng có một số cuộc thảo luận tuyệt vời về quá trình phát triển phần mềm theo hướng bảo trì và các nhiệm vụ cần thiết trong quá trình hoàn thành dự án.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- 12 sự thật thú vị về nghề lập trình có thể bạn chưa biết – Phần 1
- [TIN TỨC] TikTok đã vượt Facebook, Instagram, Snapchat và YouTube trở thành ứng dụng có lượt tải nhiều nhất tháng trước
- Muốn LƯƠNG CAO hãy làm việc trong 10 lĩnh vực công nghệ sau đây!
10) Hầu hết các lập trình viên là người da trắng, trẻ & nam
Tuyên bố về sự đa dạng của các lập trình viên không chỉ xuất phát từ một nghiên cứu khoa học mà còn được đưa ra bởi nhà sáng lập trang web tuyển dụng nổi tiếng Skillcrush. Tuyên bố trên được giới thiệu trong Video “CODE có phải là ngôn ngữ quan trọng nhất trên thế giới không?”.
Ngày nay rất dễ để tách ra các nhóm lập trình viên có số lượng ích, đặc biệt là số lượng phụ nữ thấp. Tuy nhiên, một số dự án gần đây cho thấy, đó không phải là nhóm người có số lượng thấp duy nhất trong giới lập trình và việc này còn góp phần ảnh hưởng về các dự án lập trình code cho các ứng dụng tiếp cận với một nhóm đối tượng người sử dụng nhất định.
11) Công việc bảo trì phần mềm được chia thành 4 nhiệm vụ cơ bản
Vẫn nói về việc bảo trì Source Code, một nghiên cứu đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng CNTT thông qua các bảng câu hỏi và phân tích về hoạt động chính của bảo trì phần mềm là gì ? Bao gồm 4 nhiệm vụ chính sau đây:
- a) Cải tiến: Tham gia thay đổi chức năng
- b) Tính Ứng dụng: Những thay đổi để thích ứng với tính dụng và nhu cầu trong thực tiễn
- c) Khắc phục: Hoạt động chỉnh sửa lỗi
- d) Phòng tránh: Cải tiến để tránh các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai
Việc phân loại quá trình bảo trì này rất quan trọng trong việc hỗ trợ các phép đo, tổ chức và theo dõi lỗi, nhóm chức năng trong các phiên bản mới và quản lý công việc lập trình viên.
12) Việc bảo trì phần mềm tiêu tốn từ 40% đến 90% chi phí
Một trong những quy tắc chính của những người kinh doanh nói rằng để có được một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn nhiều so với việc giữ lại một khách hàng hiện tại. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu về công nghệ phần mềm, thực tế có hơi khác khi nói về code: Việc bảo trì có thể chiếm đến 90% tổng giá trí dự án.
Những số liệu này khá phổ biến và thu được trong 487 tổ chức được nghiên cứu cho nghiên cứu này (đó là từ năm 1980). Chắc chắn có nhiều yếu tố để xem xét, nhưng ít nhất có một điểm khởi đầu để phân tích các khóa học và thảo luận về chủ đề này khi nói về bảo trì phần mềm.
Theo imasters.com