Theo những cuộc khảo sát gần đây và qua thực tế phản ảnh từ các công ty công nghệ, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên, kỹ sư phần mềm luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Cho dù hàng năm số lượng kỹ sư công nghệ cùng rất nhiều lập trình viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng dạy nghề đều tăng, khoảng cách cung cầu vẫn chưa thể sang lấp. Việc thiếu nhân tài công nghệ này dẫn đến quy trình tuyển dụng kéo dài và trong nhiều trường hợp, các công ty không thể tuyển được nhiều vị trí cần phải lấp đầy.
Tuy nhiên, bên cạnh việc thiếu nhân tài công nghệ, cũng có những yếu tố khác khiến các công ty khó tuyển dụng lập trình viên. Dưới đây là năm lý do khác khiến các công ty không thể tìm và tuyển được các lập trình viên như họ mong đợi.
Lý do 1: chỉ tập trung vào các lập trình viên trẻ
Có một sự thật là nhiều công ty thích tuyển các lập trình viên, kỹ sư phần mềm ở độ tuổi dưới 40 (lý do tại sao bạn có thể xem thêm trong bài viết về chủ đề này của ITGuru tại đây và tại đây). Để tóm tắc, hầu hết các công ty thích tuyển các lập trình viên trẻ và thiếu kinh nghiệm hơn là các nhà phát triển lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm hơn vì ba lý do sau:
- Lương của họ tương đối thấp hơn
- Các lập trình viên trẻ hơn có khả năng học hỏi nhanh
- Họ sẵn sàng làm việc nhiều giờ hơn
Mặc dù tất cả đều là những lý do hợp lý đứng từ quan điểm của các công ty, nhưng nó lại thu hẹp cơ hội tuyển được các lập trình viên có thể đáp ứng yêu cầu. Với việc chỉ tập trung vào các lập trình viên trẻ tuổi, các nhà tuyển dụng đã tự giới hạn mình trong việc tìm kiếm ứng viên tốt nhất cho vị trí cần tuyển.
Để giải quyết việc này, các công ty nên cố gắng duy trì sự cân bằng trong đội ngũ nhân viên của mình bằng cách tuyển cả những lâp trình viên trẻ có triển vọng và những lập trình viên lớn tuổi có kinh nghiệm. Hãy xem trường hợp của công ty Microsoft, trong một bài báo, cựu Phó chủ tịch cấp cao kiêm CTO của David Vaskevitch nói rằng khi công ty tuyển dụng, họ tập trung vào việc tìm những nhân tài tốt nhất và sáng giá nhất, chứ không phải tuổi tác và quốc tịch ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng.
Như đã đề cập trong các bài viết trước, các công ty đã tỏ ra ngần ngại trong việc tuyển dụng các lập trình viên lớn tuổi do định kiến rằng họ có kiến thức lỗi thời và có mức lương cao. Tuy nhiên, trái ngược với những điều này, đây là những lý do để cân nhắc việc thuê các lập trình viên nhiều lớn tuổi:
1/Kinh nghiệm
Với nhiều năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, các lập trình viên lớn tuổi được trang bị đầy đủ các kiến thức để giải quyết các vấn đề kỹ thuật khác nhau mà họ đã từng gặp phải hoặc đã giải quyết nó trước đó. Ngoài ra, những người này cũng thường có được những cách của riêng họ để nghiên cứu công nghệ mới và tiếp thu những ý tưởng mới, vì vậy việc nghiên cứu và bắt kịp các xu hướng không phải là vấn đề. Tong một cuộc khảo sát của Harvey Nash Technology năm 2018, có đến 55% các developers từ 45 tuổi trở lên tự bỏ tiền để học các khóa học bên ngoài chỉ để giữ cho kiến thức của họ không bị lỗi thời.
2/ Ít nhảy việc
Đa phần các lập trình viên lớn tuổi đều có gia đình nên họ có các trách nhiệm và ràng buộc với gia đình. Vì vậy các lập trình viên lớn tuổi có xu hướng ở lại lâu và ít thay đổi công việc hơn các nhà phát triển trẻ tuổi.
3/ Trưởng thành
Với thay đổi nhanh chóng các xu hướng và công nghệ khác nhau trong ngành, các lập trình viên nhiều kinh nghiệm có thể dễ dàng thích ứng với các dự án, môi trường và công ty mới. Sự trưởng thành của một lập trình viên kinh nghiệm thực sự có thể giúp củng cố cho những đội nhóm mới mà họ tham gia về nhiều mặt và nhất là chuyên môn.
Lý do 2: Bỏ qua các lập trình viên giỏi không có bằng cấp
Đối với nhiều công ty, việc tuyển dụng các kỹ sư phần mềm không được đào tạo chính quy là một rào cản lớn. Các nhà quản lý tuyển dụng vẫn thích tuyển sinh viên tốt nghiệp đại học hơn là quan tâm đến các lập trình viên tốt nghiệp chương trình đào tạo nghề nghiệp
Tuy nhiên, trong việc tuyển dụng các lập trình viên, đôi khi nền tảng giáo dục không tạo ra sự khác biệt lớn. Nền tảng kỹ thuật tốt và kinh nghiệm nên được ưu tiên hơn là nền tảng học vấn.
Hãy xem một trường hợp cụ thể: tại công ty IBM, có khoảng 10-15% nhân viên mới của IBM không có bằng đại học vì công ty muốn tuyển những người có niềm đam mê thực sự với công nghệ hơn là xem họ có những bằng cấp gì. Bằng cách xem xét các nhóm tài năng khác nhau và lựa chọn dựa trên năng khiếu kỹ thuật bất kể trình độ học vấn, họ đã thành công khi tuyển các lập trình viên từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như chương trình đào tạo về lập trình.
Trong nhiều năm, nhiều công ty công nghệ đã tuyển chỉ tập trung tuyển dụng lập trình viên, các nhà phát triển phần mềm tốt nghiệp các trường đại học và kết quả là cơ hội tiếp cận các nhân viên giỏi đã giảm đi. Thay vì giới hạn sự lựa chọn của bạn đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, tại sao các nhà tuyển dụng không tuyển các lập trình viên có chứng chỉ kỹ thuật hoặc từ các chương trình đào tạo ngành nghề? Cần đánh giá khả năng giải quyết vấn đề và kinh nghiệm của một người với việc lập trình hơn là bằng cấp. Cân nhắc những điều này có thể giúp các công ty tìm được nhiều ứng viên khả dụng và xứng đáng hơn.
Lý do 3: Công ty không có các ưu đãi và quyền lợi cạnh tranh
Có rất nhiều nhà tuyển dụng tìm thấy các tài năng sáng giá, phỏng vấn và gửi cho họ đề nghị làm việc nhưng nhiều người đã từ chối. Tại sao lại như vậy?
Nếu việc này xảy ra thường xuyên, các nhà tuyển dụng có thể phải suy nghĩ về mức độ cạnh tranh về quyền lợi mà công ty mang lại cho nhân viên của mình. Nếu một lập trình viên không nhận việc mà công ty đã đề nghị, có thể lập trình viên đó cho thấy rằng quyền lợi không tương đương với trách nhiệm hoặc với kinh nghiệm và trình độ của người đó.
Các khảo sát của trang web đánh giá công ty Haymora.com cho thấy các developer coi mức lương cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu. Ngoài tiền lương, các phúc lợi như các khoản thưởng, trợ cấp, đào tạo, bảo hiểm… được người lao động quan tâm. Các công ty cho phép các lập trình viên có lịch trình làm việc linh hoạt hoặc cho phép họ làm việc từ xa cũng thu hút nhiều ứng viên. Bữa trưa, đồ ăn nhẹ và cà phê miễn phí là những quyền lợi khác mà các công ty có thể cung cấp để tăng thêm tính hấp dẫn.
Có các quyền lợi cạnh tranh giúp công ty công nghệ thu hút những nhân tài hàng đầu, giữ chân nhân viên hiện tại, đồng thời phát triển và củng cố các mối quan hệ đối với nhân viên.
Lý do 4: nhiều lập trình viên chuyển đổi nghề nghiệp
Có một thực tế là, bất chấp nhu cầu tuyển dụng lập trình viên luôn cao, ngành công nghệ thông tin cũng bị mất nhân tài vì nhiều lý do. Một trong số đó là các lập trình viên phải làm việc quá nhiều thời gia, trung bình 40-50 giờ một tuần hoặc hơn. Thêm vào đó là áp lực và căng thẳng để xây dựng các sản phẩm chất lượng trong một thời gian hạn chế.. đã khiến họ kiệt sức và tìm những công việc khác.
Ngoài thời gian làm việc quá nhiều, còn có những lý do khác khiến một số lập trình viên bỏ việc và thay đổi nghề:
- Lương / phúc lợi thấp: như đã nói ở trên, lương và phúc lợi thấp khiến các lập trình viên từ chối công việc mà họ được đề nghị. Nó cũng là nguyên nhân khiến một số lập trình viên đi tìm các công việc khác có mức thu nhập cao hơn
- Thiếu quyền tự chủ: đối với các lập trình viên, việc thiếu linh hoạt trong công việc khiến họ từ bỏ.
- Không thấy được lộ trình phát triển nghề nghiệp: mặc dù nhu cầu cao, nếu một lập trình viên không thể nhìn thấy một lộ trình để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, họ họ có thể chuyển sang nghề nghiệp hoặc ngành khác.
Mặc dù điều này có vẻ ngoài sự kiểm soát của các nhà tuyển dụng, nhưng nhà tuyển dụng có thể học được nhiều điều về vấn đề này và cân nhắc và thực hiện các cách phù hợp để giữ chân lập trình viên: đưa ra lương quyền lợi cạnh tranh, tạo sự cân bằng trong công việc và cuộc sống cho nhân viên, có lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng.
Lý do 5: Văn hóa công ty có vấn đề
Văn hóa công ty xác định môi trường mà nhân viên sẽ làm việc. Nó bao gồm môi trường văn phòng, sứ mệnh của công ty, mục tiêu, kỳ vọng, đạo đức và giá trị của công ty.
Điều quan trọng đối với một công ty là thiết lập một văn hóa công ty tốt vì nó thu hút và giữ được đội ngũ nhân viên giỏi, cải thiện năng suất, thúc đẩy sự hài lòng của nhân viên và thúc đẩy một môi trường tích cực và lành mạnh. Có đến 82% người được hỏi cho rằng văn hóa công ty là một lợi thế cạnh tranh theo khảo sát Xu hướng Nguồn nhân lực Toàn cầu năm 2016 của Deloitte.
Người lao động càng thấy mình phù hợp với văn hóa của công ty, thì họ càng tận hưởng và gắn bó mình mình với công ty. Đối với các lập trình viên, đặc biệt là sinh viên mới ra trường, việc tìm kiếm một công ty có văn hóa công ty tốt có thể giúp họ phát triển sự nghiệp. Đó là lý do rất nhiều lập trình viên nếu không muốn nói là hầu hết, khá kén chọn công ty để làm việc.
Nếu các lập trình viên đang làm việc trong công ty và không hài lòng, họ có thể lan truyền ra cộng đồng bằng nhiều cách: qua bạn bè, mạng xã hội, các website đánh giá công ty như Haymora.com. Điều này có thể để lại tiếng xấu cho công ty chủ quản và do đó làm giảm cơ hội tìm kiếm và tuyển dụng các lập trình viên giỏi. Văn hóa tốt chắc chắn sẽ tạo ra một danh tiếng tốt.
Để tạo ra một văn hóa công ty tốt, các công ty có thể bắt đầu với sự tham gia của nhân viên. Sự tương tác, lắng nghe ý kiến nhân viên sẽ là sự bắt đầu để tìm ra các điểm yếu và từ đó, xây dựng một văn hóa công ty mà ai cũng muốn làm việc cùng.