Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc mới cho những vị trí quản lý trong ngành IT như CIO, IT Manager.. bạn cần phải chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi đa dạng về công nghệ, kinh doanh và cả cá nhân trước khi bước vào cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, cũng như trước khi bất kỳ cuộc phỏng vấn tuyển dụng nào kết thúc, bạn nên đặt ra một số câu hỏi mang tính quyết định cho người phỏng vấn. Các nhà tuyển dụng luôn muốn đảm bảo về khả năng làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả của ứng viên. Ở chiều ngược lại, bạn cũng sẽ chẳng mất mát gì khi đặt ra các câu hỏi để đảm bảo bạn tìm được đúng môi trường làm việc mình mong muốn, giúp bạn tránh được việc chôn vùi danh tiếng và sự nghiệp trong tương lai.
Sau đây là 7 câu hỏi bạn nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn khi ứng tuyển IT Manager, CIO hay vị trí quản lý nào tương đương trong ngành IT:
1. Bộ phận IT có quyền quyết định trong việc đổi mới công nghệ, giúp kinh doanh phát triển?
Không phải công ty nào cũng xem bộ phận IT ngang hàng như những bộ phận kinh doanh khác. Những doanh nghiệp không đưa IT vào bản kế hoạch phát triển thường nghĩ bộ phận này là nơi chi tiêu tốn kém, bòn rút tài nguyên hơn là hỗ trợ việc kinh doanh. Những tổ chức như vậy hiếm khi sẵn sàng dành thời gian và ngân sách cho việc đổi mới công nghệ. Ngược lại, ở một công ty mà IT được xem là một bộ phận thiết yếu trong doanh nghiệp là điều rất tích cực. Bạn sẽ nhận được những lợi ích về mặt cá nhân cũng như về mặt nghề nghiệp vì công ty sẽ trân trọng giá trị của bạn cũng như cả bộ phận IT.
2. Anh chị đánh giá cao nhất những tính cách gì ở người quản lý tiền nhiệm?
Có thể là một tín hiệu đáng báo động nếu người phỏng vấn cảm thấy lúng túng khi trả lời câu hỏi họ thích nhất điều gì về giám đốc IT tiền nhiệm. Có thể người phỏng vấn chưa thực sự làm việc với người quản lý đó nhưng ít ra cũng cần có những đánh giá nhận xét của riêng mình.
Nếu người phỏng vấn chỉ đơn giản lặp lại một chuỗi những đặc điểm đơn điệu của CIO như là “đáng tin cậy”, “có tri thức”, “biết tiết kiệm” trong khi bỏ qua những đặc tính đáng chú ý nhất như là “khả năng lãnh đạo” hay “ sự cải tiến”, thì đó là dấu hiệu cho thấy công ty đó không thích sự đổi mới. Và có lẽ đối với công ty đang tuyển IT Manager hay CIO đang đánh đồng người ở vị trí này với người quản trị IT bình thường.
Bạn nên lưu ý rằng bất kỳ một quản lý IT nào cũng cần sự ủng hộ trong một tổ chức để có thể thành công. Câu hỏi đặt ra như trên là một cách tuyệt vời để có thể nhận biết được xu hướng của công ty.
3. Anh chị định nghĩa như thế nào về sự thành công lâu dài của bộ phận IT và sử dụng phương pháp nào để đo được năng suất hoạt động của phòng này?
Câu hỏi này giúp bạn hiểu được quan điểm về IT của một công ty và vai trò của bộ phận IT trong sự thành công của doanh nghiệp. Sự phản hồi từ người phỏng vấn cũng hé mở những mục tiêu mà lãnh đạo mới được kỳ vọng là phải đạt được.
Sự thăm dò ở đây cho phép bạn khám phá ra những điều mà công ty ưu tiên. Đó chính là sự tối ưu hóa chi phí, phát huy tài năng trong nhóm, thực hiện những cải cách mang tính chiến lược và quyết định mọi việc sẽ phù hợp với kỹ năng và sở thích của bạn như thế nào. Nếu công ty thật sự có khát vọng, nên truyền tải rõ ràng về chiến lược chung của công ty và sau đó liên hệ chiến lược đó với những gì bạn có thể thực hiện nếu đảm nhận ví trí CIO trong tương lai.
Câu hỏi này cũng sẽ giúp bạn xác định là liệu công ty sẽ đánh giá cao CIO của mình đến đâu. Trong khi các nhà tuyển dụng có thể quan sát cách bạn dẫn dắt trong lãnh vực công nghệ, những người khác có thể chỉ xem bạn như là người đứng đầu bộ phận IT. Hãy tìm hiểu công ty có những mong đợi gì và nó có phù hợp với những dự định bạn đang ấp ủ hay không.
4. Một vài năm sau, anh chị nghĩ rằng tôi sẽ là một giám đốc công nghệ thành công như thế nào?
Bạn có thể đặt câu hỏi này để nhận biết công ty đang muốn tuyển dụng một CIO hay IT Manager như thế nào. Mong đợi của công ty rất đa dạng, cũng như nhân cách của ứng viên. Nếu công ty đang cố gắng lèo lái mảng IT khá eo hẹp và bạn là một CIO có tính tiết kiệm, thì đó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo. Nếu bạn là một người có đầu óc chiến lược và công ty đang tìm cách bình ổn mảng công nghệ thì bạn không có cơ hội phát triển.
5. Nguồn ngân sách dành cho mảng IT của công ty anh chị là khoảng bao nhiêu?
Đây là một câu hỏi khá nhạy cảm, nhưng lại rất cần thiết. Bạn cần nguồn nhân lực và tài nguyên để duy trì hoạt động của bộ phận IT, do đó bạn có quyền được biết nguồn ngân sách là bao nhiêu trước khi bạn đảm nhận chức vụ này.
Vì đang là một CIO ít nhất bạn cũng biết trung bình cần bao nhiêu chi phí để vận hành một bộ phân IT như vậy. Hãy áp dụng kiến thức này vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
Bạn sẽ cần phải quan sát quy mô của công ty và lắng nghe những con số mà nà tuyển dụng cung cấp cho bạn nếu có. Điều này sẽ có một ảnh hưởng cực lớn lên tính hiệu quả và sự thành công của bạn nếu bạn đảm nhận vị trí đấy sau này.
Nếu bạn do dự khi phải hỏi câu hỏi này trực tiếp, bạn nên thảo luận về những khó khăn mà phòng IT đang phải đối mặt. Thông thường, điều này sẽ dẫn đến một cuộc thảo luận về những hạn chế trong ngân sách. Sau đó bạn có thể tiếp nối bằng các câu hỏi về tiền bằng cách hỏi những câu đại loại như là: “Nếu anh không ngại, có thể cho tôi biết tôi sẽ làm việc với nguồn kinh phí như thế nào?”
6. Anh chị định nghĩa về tầm nhìn và văn hóa của công ty mình như thế nào?
Một khi bạn đã hoàn thành những khảo sát bằng cách nghiên cứu tất cả mọi phượng diện về công ty bạn muốn ứng tuyển thì cơ hội dành cho bạn sẽ bao gồm trọng tâm phát triển, tình trạng tài chính và vị thế cạnh tranh của công ty. Có thể bạn cũng muốn xác thực những gì mà bạn đã khám phá bằng cách yêu cầu người phỏng vấn miêu tả tầm nhìn và văn hóa cơ bản của doanh nghiệp.
Bạn hãy đặt câu hỏi về những dự án lớn và cách thức mà công ty tổ chức để hoàn thành những dự án này. Bên cạnh đó, hãy hỏi về cách vận hành, tài chính và hệ thống kết hợp với nhau như thế nào để đạt đến thành công.
Hãy đặt những câu hỏi để giúp bạn xác định liệu tầm nhìn và văn hóa của công ty có phù hợp với niềm tin và mục tiêu của bạn hay không.
Sau tất cả, tầm nhìn và văn hóa là những gì sẽ thu hút bạn đến với công ty. Sự thành công như là một thành quả mà bạn gặt hái khi làm điều mình thích hay khi thể hiện sự đam mê với những gì mình đang làm.
7. Tôi được trao quyền thế nào, và công ty có luôn luôn ủng hộ quết định của tôi hay không?
Với các nhà điều hành cấp cao như CEO người ta thường cho rằng bạn sẽ phải thiết lập và cập nhật những phương pháp và cách thức mới mẻ khi bạn nhận vị trí mới. Tuy nhiên, một vài nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại có xu hướng phê bình những quyết định của bạn, do đó sẽ mài mòn đi khả năng phát huy nguồn lực của bộ phận IT để phát triển doanh nghiệp bền vững. Để giảm thiểu khả năng các chiến lược của bộ phận IT bị ảnh hưởng bởi một CEO, COO, hay bất kỳ thành viên nào của ban lãnh đạo hoặc bất kỳ ai khác mà thích can thiệp vào việc của người khác, cần yêu cầu công ty tôn trọng những quyết định trong bộ phận IT của bạn.
Rất nhiều Giám đốc công nghệ chỉ đơn thuần từ chối làm việc cho một công ty chỉ vì công ty đó không cho họ quyền điều hành tuyệt đối với bộ phận mà họ đảm nhận. Phát huy tinh thần lãnh đạo IT một cách yếu ớt cũng là một dấu hiệu cho thấy rằng ban quản lý không trân trọng giá trị thiết yếu của bộ phận này. Bạn nên ưu tiên làm việc tại một công ty nơi mà bộ phận IT được xem là cần thiết với sản phẩm và sự tồn tại của công ty. Những công ty mà phát huy ý tưởng này thì có thể tạo nên sự khác biệt giữa họ và các công ty cạnh tranh khác.
Nếu doanh nghiệp yêu cầu các quyết định của bạn phải đáp ứng những mục tiêu đặt ra, cần phải đảm bảo rằng các công cụ đo lường hiệu quả được sử dụng là đáng tin cậy. Có những doanh nghiệp lâu năm hơn có thể vẫn dựa vào thước đo hiệu suất đã lỗi thời và cần phải thay đổi. Việc xác định về mức độ thường xuyên cập nhật các thước đo sẽ giúp bạn bảo vệ các kế hoạch mà bạn ấp ủ khỏi bị phá hỏng bởi những thước đo này.
Những câu không nên hỏi
Khoan hãy thắc mắc về lương hay phúc lợi. Nếu bạn đang ngồi tại bàn phỏng vấn, họ sẽ đánh giá những gì bạn có thể mang đến cho công ty. Khi nào bạn đã hoàn tất việc tìm hiểu về công ty rồi hãy nghĩ đến chuyện đó. Trừ phi người phỏng vấn hỏi bạn về điều đó trước, còn không bạn không nên đề cập đến vấn đề này trước. Sau khi bạn được đề nghị một vị trí cụ thể, sẽ có thời gian để thảo luận về điều này.
Bạn có đang ứng tuyển vị trí CIO, IT Manager? Hãy cho chúng tôi biết nếu giúp ích được cho bạn và hãy chia sẽ kinh nghiệm của chính mình trong phần comment bên dưới.
Bài viết có tham khảo thông tin trang CIO và một số thông tin khác.
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn