Tuyển dụng trong ngành CNTT đã phát triển rất nhiều trong thập kỷ qua. Vì các công ty, tổ chức trở nên quen thuộc với nghề lập trình viên hơn. Các khách hàng luôn mong đợi sự đổi mới. Bởi vì các công ty chuyên về CNTT hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc cung cấp các ứng dụng, dịch vụ chất lượng, do đó họ cần một đội ngũ lập trình viên có thể đáp ứng những nhu cầu mà công ty đề ra. Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn IT sắp tới, hãy cùng ITGURU ghi nhớ 4 lời khuyên hữu ích dành cho cuộc phỏng vấn IT quan trọng này.
1. Hãy trở thành một Softie IT
Kỹ năng mềm có giá trị đặc biệt quan trọng trong lực lượng lao động hiện nay, bất kể công việc của bạn là gì. Ông chủ tương lai của bạn muốn chắc chắn rằng có thể tin tưởng bạn có khả năng tương tác tốt với các đồng nghiệp, đối tác và quan trọng nhất là khách hàng. Các công ty, tổ chức hiện nay sẵn sàng đầu tư một khoản và việc phát triển kỹ nang mềm cho nhân viên của mình, họ sẵn sàng đặt niềm tin vào nhứng người có khả năng giao tiếp tốt, thích hợp để đào tạo chứ không phải là một người có kĩ năng giao tiếp không tốt.
Bí quyết: Hãy thân thiện, tự nhiên và cho nhà tuyển dụng thấy bạn tuyệt vời như thế nào. Nhiều ứng viên thường cảm thấy lo lăng và hồi họp nên họ thường trả lời các câu hỏi một cách cứng rắn nhất. Đừng làm thế, bạn là người có cá tính, hãy tận dụng nó thích hợp. Luôn luôn nhớ rằng, nếu nhà tuyển dụng đã dành thời gian để gặp bạn, họ muốn bạn là chính mình. Đó mới thực sự là mối quan tâm của họ.
2. Hãy trung thực về kiến thức của bạn
Một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng có nên nhận bạn hay không chính là nhờ và kiến thức kỹ thuật của bạn, do đó đương nhiên không thể thiếu những câu hỏi về kỹ thuật. Đây thường là một vấn đề khá khó, các ứng viên thường có câu trả lời chung chung để trả lời cho câu hỏi. Bạn có thực sự biết chính xác về câu trả lời của bạn không ? hay bạn thật sự không biết? , vì vậy hãy trung thực nếu bạn không biết. Nếu bạn trả lời các câu hỏi một cách mơ hồ “chém gió” cho qua sẽ khiến nhà tuyển dụng khó chịu và bạn dễ dàng bị mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Hãy thành thật và nói rằng bạn không biết và cũng đề xuất rằng bạn sẽ học hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Điều này sẽ chứng minh khả năng của bạn để giải quyết vấn đề và suy nghĩ nghiêm túc. Nếu bạn bị mắc kẹt trong một đề xuất 50-50, hãy tranh luận cả hai bên để minh họa cho công việc của mỗi bên. Người phỏng vấn của bạn không nhất thiết phải tìm kiếm câu trả lời đúng; anh ấy đang tìm cách xem bạn sẽ đi đến đâu và tìm kiếm câu trả lời như thế nào.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Trợ lý AI mới của Google có thể thay chủ nhân nói chuyện điện thoại
- 10 PHP Frameworks tốt nhất dành cho lập trình viên 2018
- TOP 8 xu hướng tuyển dụng ngành IT năm 2018
3. Làm chủ cuộc nói chuyện
Đây là một chiến thuật phỏng vấn phổ biến: Cố gắng giữ cho cuộc trò chuyện tập trung vào thế mạnh của bạn. Nếu bạn đang ứng tuyển cho một vị trí quản trị hệ thống Unix và bạn có kinh nghiệm về quản lý Active Directory, thì bạn sẽ không gặp khó khăn khi thảo luận về công việc đó.
Một công ty CNTT luôn luôn tìm kiếm những tài năng đa tài có thể lấp đầy những khoảng trống về kiến thức. Hãy nêu rõ các kỹ năng đa tài của bạn có thể giúp bạn có cơ hội nghề nghiệp khác mà bạn không biết về công ty đó.
Hãy nhớ rằng các công ty sẽ không bao giờ từ bỏ một ứng viên đa tài, trừ khi ứng viên đó có tính cách không phù hợp.
4. Hãy nhiệt tình
Người phỏng vấn yêu thích ứng viên nhiệt tình. Nếu bạn bắt đầu tự tin và tích cực, người phỏng vấn của bạn sẽ thoải mái hơn và có nhiều khả năng muốn tham gia cùng bạn hơn. Ngoài khả năng kỹ thuật và tính cách của bạn, người phỏng vấn muốn đảm bảo bạn sẽ hài lòng nếu bạn làm việc ở vị trí được giao. Vui lòng hỏi về các chương trình đào tạo và chứng chỉ CNTT chuyên nghiệp như một cách thể hiện niềm đam mê học tập và thăng tiến.
Ngoài ra, hãy đề cập đến một số điểm tích cực, không liên quan đến công việc để đảm bảo cho người phỏng vấn rằng bạn sẽ muốn tham gia vào nhóm làm việc. Ví dụ, nếu bạn sống gần văn phòng, hãy đề cập đến niềm vui của tuyến đường đi lại. Phỏng vấn các ứng cử viên sẽ tốn chi phí thời gian và tiền bạc của công ty, vì vậy họ muốn chắc chắn rằng họ chọn đúng người.
Các cuộc phỏng vấn không cần phải quá căng thẳng. Nếu bạn vẫn lo lắng, hãy nhớ rằng người phỏng vấn muốn cuộc phỏng vấn thành công cũng như bạn. Thể hiện tốt nhất những thứ của bạn để có được cái nhìn tích cực từ người phỏng vấn. Từ đó có thể có được một cảm giác tốt về bạn là ai và làm thế nào bạn sẽ phù hợp với công việc và công ty. ITGURU chúc bạn thành công!
By Joe Issid, Monster Canada Tech Jobs Expert