Dù là lập trình viên làm việc với các ngôn ngữ và nền tảng khác nhau, không ai trong số họ hoàn toàn có tính cách và cách làm việc giống nhau. Trong bài viết này,chúng ta sẽ điểm qua 29 loại lập trình viên đặc trưng. Bạn hãy xem mình là kiểu lập trình viên nào trong số 29 loại này nhé. Nếu bạn không thuộc loại nào trong số này, hãy cho chúng tôi biết bằng cách để lại bình luận ở cuối bài.
1. Fan cứng của Stack Overflow
Hầu hết tất cả các lập trình viên đều thuộc loại này. Với những người là fan cứng của Stack Overflow, công việc đầu tiên của các lập trình viên sau khi mở IDE là tìm kiếm Stack Overflow và tìm giải pháp cho vấn đề mà họ phải giải quyết.
2. Lập trình viên mới vào nghề
Họ có ít kinh nghiệm và không lấy gì phải xâu hổ khi phải hỏi điều gì đó từ những người có kinh nghiệm hơn về các vấn đề mà họ không thể tự giải quyết. Họ sẽ rất hài lòng nếu bạn chỉ ra và khiến họ hiểu code từng dòng bất cứ khi nào họ cần sự giúp đỡ.
3. Headphone luôn trên tai
Toàn bộ cuộc sống của các lập trình viên này tồn tại trong tai nghe của họ. Nếu bạn muốn hỏi họ điều gì đó, bạn sẽ phải hét to hoặc chạm vào họ mọi lúc để họ nhận ra rằng bạn đang gọi cho họ bất cứ khi nào bạn muốn hỏi hoặc muốn họ nghe bạn.
4. Các zen
Loại lập trình viên này luôn sống ở các cấp độ cao thấp khác nhau. Họ giống như, “đôi khi tôi viết mã, và những lần khác mã viết cho tôi.”
Hoặc “Chỉ có mã của tôi và chúa mới biết dòng mã này hoạt động như thế nào. Tôi sẽ không động đến và để yên cho dòng này. ”.
5. Lập trình để kiếm tiền
Những người anh em này lập trình để kiếm được nhiều tiền, và lý thuyết của họ là khi bạn có nhiều tiền, bạn sẽ có thứ mình muốn. Không có gì quan trọng hơn.
6. The FAANG
Họ luôn nó về việc các công ty công nghệ đã mời họ, kiểu như: “Đúng vậy, tôi đã nhận được lời mời làm việc từ Facebook, Amazon và họ đưa ra 100 triệu, nhưng tôi đã không đi. Nhưng tôi đang nghĩ đến việc tham gia google vào tháng tới ”.
7. Nói hay hơn làm
Những người thuộc loại này luôn có câu trả lời tốt cho các vấn đề kỹ thuật nhưng lại rất khó khăn để triển khai bất kỳ thứ gì và code của họ thường rất tệ.
8. Tự tin không lý do
Tự tin tuyệt đối và không đưa lý do cho chọn lựa của mình. “Tại sao chúng ta không thay thế NFS bằng ZFS? Một ZFS sẽ nhanh hơn. “
9. Ngôi sao nhạc rock
Hoàn thành công việc trong một thời gian kỷ lục và là người mà ban quản lý có thể cho là ngôi sao cũng có thể là ngược lại. Không phải ai cũng yêu thích kiểu ngôi sao này. Đôi khi họ giấu nợ công nghệ dưới lớp vỏ sáng bóng, và đó sẽ là vấn đề về sau.
Loại coder này thường giống như một con cá lớn trong một cái ao nhỏ và không phải lúc nào cũng có thể đương đầu với việc ở trong một tổ chức lớn hơn. Tập hợp một nhóm rockstars có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng thường thì sự thiếu chuyên nghiệp và tinh thần đồng đội sẽ là lực cản. Mặc dù một đội như vậy có thể cho thấy ban lãnh đạo đang thực hiện một công việc xuất sắc, nhưng các vấn đề của các ngôi sao sẽ là một lực cản để cùng tiến lên phía trước.
10. Cậu bé vàng
Một ngôi sao có đôi tai của ban quản lý, luôn làm đúng mọi việc và ý kiến có trọng lượng bằng nhiều lập trình viên thông thường.
11. Ngài “đi tắt”
Họ luôn muốn đi đường tắt bất kể hậu quả ra sao “Điều đó nằm ngoài phạm vi. Chúng ta không thể làm gì dư thừa ở đây. Làm vậy là đáp ứng các yêu cầu rồi. ”
12. Tham công tiếc việc
Họ thực hiện một công việc nhanh nhất có thể, thường rất đáng tin cậy và kết quả là họ nhận được giao nhiều việc hơn. Đôi khi kiểu lập trình viên này bù đắp cho sự thiếu năng lực của họ bằng cách làm việc chăm chỉ, nhưng họ thường bị lợi dụng vì họ không phàn nàn.
Kiểu lập trình viên này thực sự có thể được hưởng lợi từ lời khuyên của Scotty để duy trì danh tiếng của họ như một nhân viên tuyệt vời. Bạn hoàn thành nhiệm vụ càng nhanh, bạn sẽ nhận được càng nhiều.
13. Nhà phê bình
Họ luôn chỉ trích quản lý, môi trường hoặc các kỹ sư khác về bất kỳ thiếu sót nào. “Chúng ta nên làm SCRUM. Chúng ta nên làm Kanban. Stack tech của chúng ta đã quá lỗi thời. Điều đó không linh hoạt. Môi trường này không phù hợp. Họ không hiểu những gì chúng tôi làm ở đây…. ” Mặc dù nhiều lời phàn nàn trong số này có thể có giá trị, nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
14. Thừa năng lực
Đôi khi một số lập trình viên có thể và nên làm nhiều hơn nhưng lại ở vị trí thấp hơn vị trí mà lẽ ra họ phải có. Loại lập trình viên này thường hiểu rõ hơn về công nghệ và hệ thống so với các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm hơn của họ. Họ thiếu tự tin vào kỹ năng của mình, nếu không, họ đã yêu cầu được thăng chức hoặc tìm kiếm một công việc tốt hơn ở nơi khác.
15. Thiếu năng lực
Những lập trình viên này đánh giá sai về kỹ năng của họ. Họ cũng thường cố gắng phá hoại hoặc coi thường người khác để bảo vệ vị trí của mình. Hành vi này không phải lúc nào cũng cố ý và có thể vô thức và tinh vi, nhưng nó sẽ gây ra nhiều điều nguy hại.
Thật không may, những lập trình viên này cũng có các cơ hội tốt để được thăng chức lên cấp quản lý. Mọi việc còn tồi tệ hơn nếu họ kết hợp với những người thừa năng lực đề cập bên trên vì nó thường gây nhầm lẫn cho những người này.
16. Lập trình viên chuyên nghiệp
Kiểu lập trình viên này không ngừng nâng cao kỹ năng của họ, làm công việc của họ với khả năng tốt nhất của họ và giúp đỡ đồng nghiệo. Họ luôn có xu hướng tìm kiếm những vị trí tốt hơn. Có nhiều điều để bạn học hỏi từ họ
17. Hay ăn vặt
Có một số lập trinh viên ăn liên tục khi làm việc. Họ ăn dù có đói hay không. Rất có hại cho sức khỏe vì họ nạp nhiều đồ ăn vặt vào người.
18. Tự học
Họ thực sự chăm chỉ và tận tâm trong quá trình học tập. Có thể mất rất nhiều thời gian, vài tháng, và đối với một số, phải mất nhiều năm, và youtube và các nguồn tài liệu khác đã giúp họ học lập trình. Họ thật sự có hứng thú học những thứ mới.
19. Kiểu lập trình viên thích comment code
Một số lập trình viên thích viết ghi chú (comment) trên mã nguồn. Không cần biết nó có cần thiết hay không trong dòng đó. Họ chỉ thể hiện tất cả cảm xúc của họ thông qua các bình luận trên đó. Đó là một trợ giúp tuyệt vời cho các nhà phát triển khác cùng làm việc trong dự án đó hoặc sau này, nhưng cũng có lúc nó mang lại những comments vô giá trị
20. Người không comment code
Ghi chú đúng là một thói quen tuyệt vời trong lập trình. Các lập trình viên này viết code cho dù đơn giản hay phức tạp cũng không thêm bất kỳ nhận xét nào giải thích mã đang làm gì và chính xác tại sao. Điều này khiến cho các lập trình viên khác phải dành cả ngày để để hiểu logic và ngữ cảnh thật tốn thời gian và đầy thách thức khi họ có thể tiết kiệm được ngần ấy thời gian với 3-4 dòng nhận xét.
21. Tên biến lộn xộn
Những lập trình viên này cùng kiểu với những người không thích comment code bên trên. Họ lập trình với giả định rằng không ai cần đọc và hiểu hoặc nâng cấp code của họ. Và họ sẽ không bao giờ có ghi chú nào về những gì code đó thực sự hoạt động thế nào.
Chẳng hạn, thay vì đặt cho các biến một tên riêng, họ sẽ chỉ chọn ngẫu nhiên một số chữ cái sẽ không đưa ra manh mối về nội dung của biến đó.
22. Ám ảnh bởi Linux
Một số các lập trình viên là fan trung thành của Linux và có thể nói họ bị ám ảnh bởi hệ điều hành này. Họ có lý do của họ. Tuy nhiên, vấn đề là, bất kể bạn nói gì với họ về hệ điều hành khác, bạn sẽ không bao giờ có thể khiến họ đồng ý với bạn.
23. Chuyên gian Copy-Paste
Họ có kỹ năng độc đáo là sao chép và dán code tự những dự án hiện có cho cho dự phần mềm họ đang viết.
Những thứ sao chép này làm cho việc gỡ lỗi và bảo trì trở thành một cơn ác mộng kinh hoàng.
24. Bị ám ảnh bởi plugin của bên thứ 3
Những lập trình viên này tìm kiếm phần mềm của bên thứ 3 để giải quyết hầu hết các vấn đề trong dự án thay vì sử dụng kỹ năng lập trình, thư viện lớp hiện có, plugin hoặc tài nguyên nội bộ.
Điểm chết người là khi các dự án của bạn rơi vào tình trạng không thể xây dựng sau tiếp tục hoặc gặp nhiều khó khăn khi bị phụ thuộc quá nhiều vào các phần mềm của bên thứ 3.
25. Những người theo chủ nghĩa biệt lập
Đây là những lập trình viên hoàn toàn biệt lập khi làm việc trong các dự án. Họ thực hiện rất ít hoặc không nỗ lực để sử dụng lại các mô-đun hoặc lớp hiện có hoặc làm cho code của họ có thể tái sử dụng dễ dàng.
Họ có xu hướng tạo các mô-đun, lớp, media, v.v. trùng lặp, giống hệt hoặc tương tự với những mô-đun đã có trong dự án, điều này gây ra một mớ hỗn độn.
26. Ngại sử dụng repository
Những người này gần như quên rằng có một thứ gọi là repositories, vì vậy họ hạn chế sử dụng các code repositories trong thời gian dài và sau đó thực hiện một số lượng lớn các thay đổi repositories cùng một lúc, điều này gây ra xung đột hợp nhất rất lớn cho các thành viênkhác đang làm việc trong cùng dự án đó.
27. Kiểu lập trình viên tắc kè hoa
Tắc kè hoa có một số kỹ năng ngụy trang nổi tiếng. Những lập trình viên này cũng vậy.
Họ trốn tránh các đồng nghiệp trong nhóm bằng cách làm việc tại nhà hoặc ẩn mình trong ở đâu đó. Sử dụng tai nghe, lặng lẽ và mọi người sẽ hoàn toàn không thể thể nói chuyện với họ cho đến khi họ hoàn thành một số nhiệm vụ hoặc dự án. Họ thường tránh các cuộc gọi, tin nhắn hoặc email, bất kể đó là trường hợp khẩn cấp hay không.
Không trả lời câu hỏi, không lắng nghe lời khuyên và sẽ không xem xét ý kiến đóng góp của người khác, ngay cả khi công việc của họ cần sự hợp tác.
28. Kiểu lập trình viên 9 đến 5
Những lập trình viên này hoàn toàn không thể liên lạc được trước 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều và cuối tuần thì bạn đừng mong liên lạc được họ. Ngay cả khi bạn cần gấp họ ở 5.01, họ cũng không sẵn sàng.
Bất kể thời hạn hoàn thành dự án quan trọng như thế nào, những người này hoàn toàn không đóng góp thêm ngoài giờ làm việc. Điều này làm giảm giá trị của họ cho dù họ có kỹ năng tốt và kinh nghiệm thế nào.
29. Ngắn gọn quá mức
Những lập trình viên này có dánh giá cao bản thân quá mức khi họ thu gọn logic nhiều dòng vào một dòng duy nhất chỉ vì ngôn ngữ có thể cho phép họ làm như vậy.
Đúng, không có gì sai nếu bạn có thể sử dụng ba dòng thay vì 15 dòng. Tuy nhiên, đôi khi các khối mã một dòng này gây khó chịu vì chúng hầu như không thể theo dõi, tái cấu trúc, nâng cấp hoặc gỡ lỗi nếu không mở rộng chúng trở lại thành nhiều dòng.
Bài tham khảo: Types Of Programmers On Earth
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn