Có rất nhiều hiểu lầm xung quanh Open Source (Mã nguồn mở). Trong bài đăng này, ITGURU sẽ giúp bạn làm rõ một số quan niệm sai lầm phổ biến về mã nguồn mở, và giải thích lý do tại sao một số công ty, tổ chức đáng tin cậy lớn nhất thế giới vẫn chọn Open Source.
1. Open Source không an toàn
Một rào cản lớn đối với các công ty khi xem xét phần mềm Open Source là nỗi sợ rủi ro bởi vì Open Source sẵn sàng công khai cho bất cứ ai và bất cứ lúc nào, mở ra các mối đe dọa từ cộng đồng hacker mũ đen. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận rộng rãi của Open Source thực sự có thể tạo điều kiện giúp các developer phát hiện sớm các lỗ hổng bug và giúp họ cải thiện tạo ra một sản phẩm bảo mật hơn. Không giống như phần mềm sở hữu độc quyền, bạn đang làm việc trên cùng một mã với hàng trăm các lập trình viên khác và khi nhắc đến vấn đề bảo mật và chất lượng, bạn càng có nhiều khả năng tìm thấy ra vấn đề để giải quyết.
2. Open Source là miễn phí
Thuật ngữ ‘miễn phí’ trong Open Source tức là được chia sẻ tự do, điều đó không có nghĩa rằng các ứng dụng đó được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Thực tế, có nhiều công ty kiếm tiền từ các dự án phần mềm tự do nguồn mở của họ. Thông thường, các nhà cung cấp có xu hướng cung cấp kèm theo các dịch vụ như hỗ trợ, bổ sung tính năng hoặc tạo ra một phiên bản cộng đồng miễn phí.
Mặc dù phần mềm Open Source không có hỗ trợ support nhưng không hẳn là bạn không phải trả tiền cho phần mềm đó. Mà còn một số chi phí phát sinh cho việc phát triển các tính năng nâng cao, bảo trì và hỗ trợ.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Làm sao để trờ thành lập trình viên IT giỏi mà KHÔNG CẦN bằng cấp
- 4 Tips làm chủ và thành công với cuộc phỏng vấn IT của bạn
- Trợ lý AI mới của Google có thể thay chủ nhân nói chuyện điện thoại
3. Open Source không được cấp phép
Sai lầm. Giấy phép Open Source về cơ bản là các điều khoản sử dụng và không phải là các mặt hàng được mua như phần mềm sở hữu độc quyền. Có nhiều loại giấy phép mã nguồn mở, trong đó mỗi loại giấy phép có các điều khoản cụ thể cho việc sử dụng và sửa đổi mã code.
Một nhà cung cấp mã nguồn mở có thể tính phí cho bạn về một giấy phép phần mềm và vẫn là nguồn mở. Không nhất thiết phải là một mối quan hệ trực tiếp giữa một loại giấy phép và những gì bạn phải trả để có được nó. Phần ‘miễn phí’ có nghĩa là bạn có quyền tự do truy cập vào mã nguồn và tự thay đổi mã nguồn.
4. Các công ty phần mềm lớn không sử dụng Open Source
Phần mềm Open Source đã được sử dụng phổ biến trên thị trường từ giữa những năm 1990. Nó được sử dụng bởi các tổ chức lớn và nhỏ trên các ngành công nghiệp khác nhau bao gồm cả những công ty coi trọng việc bảo mật. Trong số các tên tuổi lớn sử dụng phần mềm nguồn mở là Amazon, Google, Facebook, Twitter, Microsoft, IBM, Reddit, Wikipedia, McDonald’s, Sở giao dịch chứng khoán Luân Đôn, Sở giao dịch chứng khoán New York, Audi, BMW, Peugeot và Dreamworks. 9 trong số 10 ngân hàng trên Phố Wall đều sử dụng Open Source mã nguồn mở.
5. Phần mềm Open Source không có hỗ trợ
Vấn đề hỗ trợ thường rất quan trọng đối với các công ty lớn. Một số phần mềm tự do nguồn mở cung cấp hỗ trợ, một số kèm theo phụ phí, một số miễn phí. Đôi khi, có những diễn đàn hoặc danh sách thư hỗ trợ.
Một vài trường hợp khác, có thể liên lạc với các nhà phát triển đã tạo ra hoặc đang làm việc trong dự án. Thậm chí một vài phần mềm tự do nguồn mở không có một công ty với đường dây nóng hỗ trợ 24/7, điều đó không có nghĩa là không có hỗ trợ. Phương án hỗ trợ chắc chắn có sẵn, cho dù hỗ trợ đó có thể không tương đồng với những suy nghĩ, tính toán của công ty.
* Open Source (Mã nguồn mở) là thuật ngữ chỉ các sản phẩm phần mềm công khai mã nguồn (source code). Người dùng không phải trả một khoản chi phí nào, hơn thế nữa họ có quyền xem, sửa đổi, cải tiến, nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép phần mềm nguồn mở General Public Licence – GPL. Ông tổ của Mã nguồn mở là Richard Stallman, người đã xây dựng dự án GNU, và cho ra giấy phép Mã nguồn mở GPL, hai nền tảng then chốt cho sự phát triển của Mã nguồn mở.
Theo www.totaralms.com