Bạn thường nghe nói về cụm từ “thương hiệu cá nhân” và nghĩ rằng những người làm về kinh doanh, nghệ thuật hay những ngành nghề cần có mối quan hệ rộng, nhiều người biết đến mới cần xây dựng cho mình hình ảnh nổi bật trong mắt người khác. Còn những ai làm về kỹ thuật như lập trình viên thì điều đó không cần. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thấy dù bạn là một lập trình viên hàng ngày làm bạn với máy tính thì việc xây dựng thương hiệu cá nhân cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của mình. Vậy xây dựng thương hiệu cá nhân là gì?
Xây dựng thương hiệu cá nhân là một quá trình liên tục marketing chính bản thân bạn với vai trò như là một thương hiệu, một sản phẩm nào đó.
Bạn sẽ cần sử dụng các công cụ và kỹ thuật để làm nổi bật về con người bạn. Nó cho phép những người khác biết đến kỹ năng, kinh nghiệm, cùng với đó là tính cách riêng biệt của bạn.
Tại sao lập trình viên cũng cần xây dựng thương hiệu cá nhân?
Có rất nhiều lý do để trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn cần phải chú trọng đến thương hiệu cá nhân của mình?”. Và đây là một số trong rất nhiều lý do:
- Để dễ dàng trong quá trình tìm kiếm việc làm hay các cơ hội phát triển nghề nghiệp
- Gia tăng uy tín cá nhân trong lĩnh vực của mình.
- Nếu bạn là một freelancer, thương hiệu cá nhân tốt giúp bạn có thêm nhiều hợp đồng, công việc.
- Giúp người khác có thể tìm hiểu về công việc kinh doanh, doanh nghiệp của bạn v.v…
Lấy một ví dụ đơn giản như thế này, giả sử bạn đang tìm kiếm một công việc mới. Bạn đã gửi đơn xin việc và sơ yếu lý lịch cho công ty này mà bạn muốn ứng tuyển.
Nếu bạn không có bất kỳ hiện diện trực tuyến nào, tức không có một thông tin gì về bạn trên các mạng xã hội, sẽ không có gì để nhà tuyển dụng biết thêm về bạn. Resume lẫn cover letter, cả hai đều rất quan trọng nhưng cũng không thể mô tả tất cả mọi thứ về bạn. Chúng không tối đa hóa cơ hội để giá trị thực sự của bản thân bạn được đánh giá đúng.
Mặt khác, nếu bạn thật sự có sự chăm chút về hình ảnh của mình trên các mạng xã hội, nhà tuyển dụng bất kỳ tìm kiếm bạn trên một công cụ tìm kiếm, họ sẽ hiểu rõ hơn về bản thân bạn, và điều này giúp gia tăng cơ hội để bạn được đánh giá đúng. Nhà tuyển dụng luôn muốn biết tất cả những gì có thể về ứng viên. Họ muốn biết liệu bạn có phù hợp với giá trị của công ty, phòng ban hay không v.v…
Họ muốn biết về sở thích, thói quen, đam mê, mối quan tâm cụ thể, sự liên quan của bạn trong ngành công nghiệp, ảnh hưởng cho công việc của bạn, điều gì làm cho bạn trở nên độc đáo.
Sự hiện diện trực tuyến của bạn là một cách thức cho nhà tuyển dụng tìm thêm thông tin tích cực về bạn. Thông tin có thể không được ghi trên résume hoặc đơn xin việc. Cuối cùng, điều này giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để nhận được việc.
Làm thế nào để lập trình viên xây dựng thương hiệu cá nhân?
Điều đầu tiên bạn cần quan tâm chính là CV. Tuy nhiên, bài viết này không phải là một hướng dẫn chi tiết làm thế nào để viết một CV. Hãy giả định rằng, bạn đã có một CV và bạn cảm thấy yên tâm về CV của mình. Nhưng liệu bạn đã thật sự cho nhà tuyển dụng thấy được những điều sau qua bảng CV đó?
Xác định được bạn là ai, mục tiêu của bạn là gì
- Bạn mô tả bản thân mình như thế nào?
- Bạn muốn làm nổi bật những kỹ năng kỹ thuật nào?
- Bạn có phải là lập trình viên có năng lực lãnh đạo?
- Bạn muốn nhấn mạnh chuyên môn sáng tạo nào?
Phản ánh được những điều này sẽ giúp bạn mô tả, thể hiện chính mình.
Đừng giữ kín những điểm nổi bật của bản thân
Hãy tự hào về chính mình. Đừng hiểu lầm nhé, ở đây không có ý nói rằng bạn cần phải phô trương và khoe khoang, thể hiện mọi thứ.
Điều chúng ta muốn nói chính là tính cách, kỹ năng và kiến thức nền tảng của bạn. Đây là những gì làm cho bạn độc đáo và bạn không nên ngần ngại trình bày những gì mà bạn đang có.
Tính độc đáo trong một nhóm người kích thích sự sáng tạo, khai mở tâm trí, và điều này tạo nên một team giỏi. Là một lập trình viên bạn có có hứng thú khi làm việc với những người như vậy không?
Đừng đánh giá thấp bản thân
Có những người có một chiến lược rất khác biệt. Họ mong muốn người khác đánh giá thấp bản thân mình, với mục đích là ngăn chặn sự thất vọng và với hy vọng rằng, đồng nghiệp, cấp trên sẽ nhận ra rằng họ có thể làm được hơn những gì mà mình hứa, qua đó tạo ra một hiệu ứng tuyệt hảo.
Chiến lược đó có nhiều điều đáng bàn. Có một điều khá chắc chắn là khi bạn đánh giá thấp bản thân mình, ban sẽ bị mất đi rất nhiều cơ hội.
Nói như vậy không có nghĩa là cần đề cao bản thân. Điều đó không chính xác. Hãy cố gắng tiến lại gần giá trị đúng của bản thân.
Hãy lấy một ví dụ cụ thể: nếu bạn đang tìm kiếm công việc đầu tiên ở mảng phát triển phần mềm, hãy thể hiện mình thực sự là một lập trình viên phù hợp với vị trí đó chứ không phải là một người chỉ mong muốn suông hoặc bất cứ thứ gì tương tự như vậy. Nếu bạn đang ở cấp độ junior, hãy thể hiện trung thực là một junior nhưng có những điểm mạnh của riêng bạn.
Chú trọng bản thân
Như đã đề cập ở phần trước, “hãy tự hào về chính bản thân bạn”. Chúng ta biết rằng nó rất khó. Bạn nhận thấy bản thân mình không ăn ảnh? Và thật khó để chọn một bức ảnh vừa mắt cho résume và avatar mạng xã hội?
Điều quan trọng hơn là việc cho tất cả mọi người biết được họ đang tương tác với ai. Nếu như chọn một bức hình khiến bạn cảm thấy thực sự khó khăn hãy để việc đó cho người mà bạn tin tưởng và có thể giúp bạn. Hãy mặc bộ quần áo yêu thích và đừng quên mỉm cười khi chụp ảnh!
Xây dựng trang web của riêng bạn
Đây không phải là một điều phải có, tuy nhiên nếu như có được một nơi để tập trung sự hiện diện trực tuyến của bạn, dù nhỏ, thì thật là tuyệt.
Nếu bạn dành thời gian để tạo ra một trang web tốt, chuẩn SEO, khi gõ tên của bạn vào, Google có lẽ sẽ hiển thị trang web của bạn trên một trong những vị trí hàng đầu. Đây là điều tuyệt vời để hướng những ai muốn biết thêm về bạn đến nơi chính xác.
Liên kết đến trang web của bạn cũng có thể được thêm vào résume.
Cân nhắc sử dụng GitHub làm portfolio
Các designer có Behance và Dribbble, lập trình viên chúng ta có GitHub..
Nếu bạn đang làm việc chuyên về phát triển front-end, thật tuyệt vời khi hiển thị trực quan những gì bạn có thể làm và bạn hoàn toàn nên sử dụng các công cụ như Behance. Tuy nhiên, điều này không thực sự chứng minh kỹ năng coding của bạn tốt đến đâu.
Code chứng minh kĩ năng mảng phát triển của bạn. Hãy cho mọi người thấy rằng bạn có thể code.
Liệt kê code GitHub mà bạn đã tạo ra và tự hào về nó (nó có thể là một ứng dụng hoặc các đoạn code tái sử dụng, điều đó không quan trọng).
Lưu ý rằng hồ sơ GitHub của bạn không phải là thùng rác: Hồ sơ của bạn phải gọn gàng.
Dọn dẹp Repos của bạn… Hãy nghĩ về một người nào đó truy cập trang cá nhân của bạn để biết thêm về bạn.
Dưới đây là hai điều bạn có thể làm:
- Đặt repositories mà bạn muốn giữ lại và không cho phép người khác truy cập những thông tin riêng tư.
- Tùy chỉnh repositories đã ghim của bạn bằng cách đi tới trang hồ sơ của bạn và nhấp vào “tùy chỉnh bài ghim của bạn”.
Vì dụ trên đây là kho ghim đã chọn để hiển thị đầu tiên khi ai đó truy cập hồ sơ của bạn.
Chúng có thể là các ứng dụng nhỏ mà bạn đã làm, kho code cho bài mà tôi đã viết… Nó mang lại một ấn tượng tốt về những gì bạn có thể làm và truyền tải.
Bằng cách này, bạn hãy chắc chắn có thể dẫn dắt các nhà tuyển dụng tới các dự án mà bạn cảm thấy tự hào.
Tích cực hoạt động trên nền tảng Twitter và LinkedIn
Điều này thật sự không dễ dàng khi bạn, đặc biệt là những người có tính cách hướng nội và thường không chia sẻ nhiều về bản thân trên mạng xã hội. Và nó là hoàn toàn phản tác dụng khi đưa vào CV hoặc trang web của bạn một liên kết đến một tài khoản Twitter ảo hay không có thông tin gì đáng giá. Chúng ta hãy trung thực.
Có rất nhiều lập trình viên đang sử dụng các mạng xã hội mỗi ngày.
Để bắt đầu, bạn có thể follow những người bạn thấy có sự thú vị về chuyên môn coding hoặc lối sống của họ để retweet hoặc bình luận về những gì họ đăng. Đó là một cách tuyệt vời để cho thấy rằng bạn bắt kịp xu hướng và bạn có thể chia sẻ, thảo luận, và bảo vệ một quan điểm.
Khi bạn cảm thấy sẵn sàng, hãy bắt đầu tạo các cuộc thảo luận xung quanh các dự án của bạn, tạo nội dung về lời khuyên coding bạn thấy thú vị, yêu cầu hoặc đưa ra lời khuyên, v.v…
Twitter là một nơi không chính thức, nơi mà bạn cũng có thể hiển thị cá tính của bạn, không chỉ nói về coding! Những nền tảng này là những nơi tuyệt vời để truyền bá thương hiệu cá nhân của bạn để sử dụng chúng một cách chính xác.
Chia sẻ bạn là ai, chia sẻ kiến thức của bạn và xây dựng mạng lưới của bạn.
Tạo nội dung có giá trị cao và biểu lộ niềm đam mê coding của bạn
Bạn không cần phải là một chuyên gia với mười năm kinh nghiệm để có thể chia sẻ kiến thức. Luôn có một người nào đó ít kinh nghiệm hơn bạn, người mà sẽ cảm thấy hạnh phúc khi nhận được lời khuyên của bạn.
Viết blog về coding là một cách tuyệt vời để tăng độ tin cậy của bạn.
Hãy thử đăng bài thường xuyên nhất có thể, nhưng tốt nhất là nên giữ cho nội dung có chất lượng cao.
Nó cho thấy rằng bạn học thường xuyên và rằng bạn không chỉ đơn giản là đăng bài. Viết bài rất mất thời gian. Bạn có thể thách thức chính mình để viết một bài viết mỗi tháng và điều này sẽ là một mục tiêu rất tốt đẹp để đạt được.
Ngoài ra, chia sẻ kiến thức của bạn là một cách thú vị để kiểm tra nó. Nếu bạn xuất bản trên một nền tảng như Medium, Linkedin rất có thể là, rất nhiều người sẽ đọc nó. Trong khi độc giả không nhất thiết phải nói khi họ thích một bài viết, họ để lại comment khi có cái điều gì không chính xác hoặc muốn tranh luận ý kiến.
Bằng cách này bạn cho mọi người thấy rằng bạn có chuyên môn, biết cách làm thế nào để nói về một chủ đề, và có thể được độc giả quan tâm đến nó.
Sau đó, khi bạn cảm thấy đủ tự tin, hãy có những cuộc nói chuyện trực tiếp khi gặp gỡ thậm chí còn tốt hơn cho thương hiệu và network của bạn!
Lời kết
Không phải là thảm họa nếu một lập trình viên không chú ý gì đến thương hiệu cá nhân của chính mình. Tuy nhiên nếu bạn làm tốt điều này sẽ giúp bạn nổi trội so với những người khác: sự độc đáo, kỹ năng, thế mạnh. Nhưng cũng đừng làm quá lố. Hãy thể hiện những gì thuộc về bạn sẽ giúp bạn xây dựng nên một thương hiệu cá nhân hoàn hảo.
Bài viết được lược dịch dựa trên từ bài viết của Thomas Guibert đăng trên Medium
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn