Bạn được giao quản lý một nhóm các developers trong công ty. Đó có thể là một quản lý dự án trong ngắn hạn, hoặc là một vị trí quản lý lâu dài. Mọi hồ hởi ban đầu nhanh chóng qua nhanh và bạn cảm thấy việc quản lý không hề dễ dàng như mình tưởng. Mọi việc càng khó khăn hơn nếu bạn lãnh đạo một nhóm có các kỹ năng không thuộc lĩnh vực chuyên môn và mức độ kinh nghiệm khác với bạn. Ngay cả khi bạn là một giám đốc công nghệ (CTO) và đã có nhiều kinh nghiệm về phần mềm, bạn cũng sẽ thấy rằng quản lý là một trò chơi hoàn toàn khác.
Vậ thì làm thế nào để quản lý một nhóm các nhà phát triển phần mềm hiệu quả? Dưới đây là một số kinh nghiệm đúc kết được từ những những nhà quản lý kinh nghiệm mà bạn có thể học hỏi.
1. Xác định mục tiêu và kỳ vọng
Phát triển một dự án phần mềm thành công cần có kế hoạch chi tiết, một đội ngũ tài năng và sự cộng tác chặc chẽ của các thành viên trong nhóm. Tất nhiên, mọi dự án đều khác nhau và mục tiêu đặt ra cho mỗi dự án cũng khác nhau. Tuy nhiên, có thể nói rằng có những nguyên tắc và mục tiêu chung mà bạn có thể đặt ra cho nhóm của mình. Bạn cần đảm bảo rằng cả nhóm đều biết họ đang tập trung vào điều gì và tại sao. Dưới đây là một số mục tiêu bạn có thể xem xét:
- Đáp ứng yêu cầu của các dự án.
- Hoàn thành dự án đúng hạn.
- Phát triển các phần mềm chất lượng cao.
Từ những mục tiêu chung đó, bạn có thể có những kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu. Ví dụ, với mục tiêu phát triển phần mềm có chất lượng cao, bạn cần xây dựng văn hóa agile cho team. Để đạt được dự án đúng hạn và sản phẩm chất lượng, cần áp dụng kiểm thử liên tục, triển khai liên tục theo hướng tiếp cận DevOps…
2. Phân chia nhiệm vụ phù hợp
Có nhiều vai trò khác nhau trong một nhóm phát triển phần mềm, bao gồm các nhà thiết kế UX, các kỹ sư đảm bảo chất lượng (QA), các nhà phát triển, quản lý dự án… Là một người quản lý, bạn cần hiểu rõ trách nhiệm trong từng người lẻ và phân chia nhiệm vụ cho phù hợp. Ví dụ: trong số các nhà phát triển phần mềm, hãy hiểu sự khác biệt giữa các nhà phát triển full-stack, back-end và front-end, để bạn có thể chỉ định các vai trò cho phù hợp và đảm bảo rằng mọi người đều biết ai phải làm gì.
3. Tiến hành các cuộc họp một đối một thường xuyên
Khi chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án bạn thường tập trung vào bức tranh toàn cảnh hơn là từng tác vụ riêng lẻ. Nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu các công việc mà các thành viên chịu trách nhiệm để đảm bảo mọi thứ không đi chệch hướng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn tham gia và bắt bẻ từng chi tiết mà nó có tính chất trao đổi thông tin nhiều hơn.
Việc gặp gỡ trực tiếp thường xuyên với các thành viên trong nhóm sẽ không chỉ giúp bạn được trao đổi về tiến độ của dự án mà còn giúp cho nhân viên của bạn có không gian để chia sẻ bất kỳ suy nghĩ hoặc mối quan tâm nào mà họ có thể có. Đây cũng là một cách để hiểu rõ hơn và nắm rõ các tính cách khác nhau trong nhóm của bạn, từ đó hình thành khái niệm về cách họ có thể làm việc cùng nhau tốt hơn.
4. Tạo quyền tự chủ cho các thành viên trong nhóm
Như trên đã đề cập, cho dù bạn thường xuyên gặp gỡ các thành viên, điều đó không có nghĩa là bạn nên quản lý vi mô vì không ai thích bị quản lý như vậy. Những người quản lý vi mô thường đưa ra nhiều vấn đề hơn là họ ngăn chặn hoặc giải quyết. Hãy thừa nhận rằng, cho dù bạn có là người trực tiếp tuyển dụng các thành viên trong nhóm của mình hay không, họ được tuyển là có lý do và họ đều là tài năng.
Điều đó có nghĩa là mọi thành viên trong nhóm ở mọi cấp độ phải có trách nhiệm và quyền tự chủ như nhau? Không. Nhưng trong phạm vi có thể, hãy trao quyền cho nhân viên của bạn làm việc độc lập. Hãy tìm cách khuyến khích họ. Ví dụ, trao đổi để biết khi nào họ có thể tự mình đưa ra quyết định cho một tác vụ cụ thể.
5. Sắp xếp thự tự ưu tiên công việc
Một phần của việc quản lý một dự án và nhóm một cách hiệu quả là biết những vấn đề nào cần được ưu tiên tại một thời điểm nhất định. Nói cách khác, bạn sẽ cần sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các nhiệm vụ.
6. Thiết lập các kênh và phương pháp giao tiếp
Cho dù nhóm làm việc của bạn đa phần làm việc từ xa, hay tất cả cùng trong một văn phòng, bất kể trong trường hợp nào đều cần các kênh để giao tiếp thông suốt và hiệu quả. Thiết lập nhiều cách liên lạc, chẳng hạn như Slack, Zoom, email, v.v.
Ngoài việc xác định cách bạn sẽ giao tiếp, hãy chia sẻ những yêu cầu này với nhóm của bạn. Quyết định phương pháp nào nên được sử dụng vào các thời điểm khác nhau. Ví dụ: nếu ai đó có câu hỏi cần được quan tâm khẩn cấp, bạn có thể yêu cầu họ sử dụng Slack. Trong khi đó, nếu họ cần thảo luận sâu về một vấn đề, một cuộc gặp trực tiếp qua Zoom có thể là câu trả lời.
7. Sử dụng các công cụ cộng tác và quản lý dự án
Sự hợp tác là rất quan trọng để đưa một dự án thành hiện thực. Làm thế nào bạn có thể nâng cao phẩm chất quan trọng này trong nhóm của mình? Các công cụ quản lý dự án thường ít nhất là một phần của câu trả lời. Các nền tảng như Trello, Wrike, Asana và nhiều nền tảng khác sẽ cho phép bạn trực quan hóa tiến trình và xem các nhiệm vụ liên quan với nhau như thế nào. Nhóm của bạn cũng có thể nhìn được bức tranh toàn cảnh từ những công cụ đó.
8. Xây dựng quy trình hoạt động chặc chẽ
Làm rõ ngay từ đầu về cách nhóm của bạn sẽ hoạt động. Nếu có vấn đề gì xảy ra, họ nên thông báo cho ai trước? Đó có thể là bạn, nhưng các thành viên cấp thấp hơn có thể có người trung gian để họ trình bày vấn đề.
Điều này cũng áp dụng cho bạn. Nếu có các vấn đề có thể phát sinh nằm ngoài tầm hiểu biết hoặc lĩnh vực chuyên môn của bạn bạn cần phải biết ai để thông báo và hỏi nếu bạn thấy mình cần phải tìm hiểu thêm thông tin.
9. Hãy nhất quán
Tính không nhất quán là điều khó khăn đối với tất cả mọi người. Nếu bạn là một người quản lý như vậy thì nó có thể khiến bạn mệt mỏi và không thể phát triển được. Nó cũng dẫn đến việc những người trong nhóm mà bạn quản lý cảm thấy bạn là người hay thay đổi và kém hiệu quả. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải nhất quán về kỳ vọng, chính sách và công việc quản lý hàng ngày của bạn.
10. Đặt câu hỏi
Dù bạn có xuất thân từ nền tảng công nghệ hay không, bạn sẽ không phải lúc nào cũng có câu trả lời cho mọi vấn đề. Nhưng đừng lo lắng, không ai nghĩ rằng là một nhà quản lý phải biết mọi thứ. Nếu bạn không có câu trả lời, hãy hỏi.
Có thể một thành viên trong nhóm sử dụng thuật ngữ kỹ thuật mà bạn không hiểu hoặc có thể bạn tò mò về cách một nhiệm vụ cụ thể với những vấn đề mà bạn chưa gặp phải hoặc không có kiến thức về nó. Tốt hơn là nên hỏi hơn là giả vờ bạn biết câu trả lời. Nếu bạn vờ như mình biết mọi thứ, bạn sẽ gặp rắc rối không sớm thì muộn. Nhưng nếu bạn thành thật, kiến thức và kỹ năng của bạn sẽ ngày một tốt hơn.
Kết luận
Quản lý không phải là một quá trình đơn giản. Một số người là những nhà lãnh đạo bẩm sinh, nhưng nhiều người khác thì không. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn không thể học được những kỹ năng này. Bất kể kiến thức hoặc kinh nghiệm của bạn là gì, bạn đều có thể dẫn dắt một nhóm các developers một cách hiệu quả nếu bạn học hỏi những kinh nghiệm quản lý được chia sẻ trong bài viết này.
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn