Nếu bạn là một Juninor Developer, chắc hẳn mong muốn của bạn là trở thành một Senior hay professional developer. Bạn muốn tìm một môi trường làm việc tốt hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn nhưng rải CV nhiều nơi nhưng mãi không thấy có cuôc gọi phỏng vấn nào. Thật đáng thất vọng! Vậy thì làm thế nào để lọt vào mắt nhà tuyển dụng khi bạn chẳng có nhiều kinh nghiệm? Nếu bạn rơi vào tình huống đó thì hãy tham khảo kinh nghiệm của Juan Luna, người đã từng trải qua những cảm giác như bạn và chia sẻ trên Medium. Luna đã thành công và được gọi đi phỏng vấn ngay cả khi chẳng hề bỏ công tìm việc nhờ 3 điều quan trọng sau đây. Hãy xem có thể học hỏi được gì nhé
Luôn yêu thích những việc mình đang làm.
Nghe có vẻ rất mơ hồ nhưng nếu bạn không yêu thích những gì mình đang làm thì làm sao team của bạn có thể trông cậy vào bạn? Các công ty luôn tìm kiếm những nhân viên thật sự có thể hòa nhập và cùng chung một đam mê.
Có rất nhiều người sẵn sàng chấp nhận những công việc tẻ nhạt chỉ vì mưu sinh. Tuy nhiên, nếu viết code đối với bạn là nhàm chán, thì bạn không phải là ứng cử viên mà nhà tuyển dụng tìm kiếm. Đừng tự lừa mình vì đây chính là công việc hàng ngày mà bạn phải làm. Là một Junior developer và để được nhà tuyển dụng để mắt đến và gọi phỏng vấn, bạn phải thật sự yêu thích công việc của mình. Làm sao họ biết là bạn có đam mê thì đọc thêm bên dưới.
Phải tập viết thật nhiều code.
Điều này nghe có vẻ rất đơn giản nhưng nhiều junior developers lại quên mất. Bạn phải tập viết code thường xuyên. Hãy luôn nhớ rằng bạn không thể biết hết mọi điều. Thậm chí nhiều senior developer liên tục tìm kiếm sự giúp đỡ trên internet gần như mỗi ngày. Tuy nhiên, cách duy nhất để trở thành một developer là phải viết được các chương trình của riêng bạn.
Nhiều junior developer ở các trường đại học hoặc những nơi tương tự đã không trải nghiệm nhiều việc viết code hoặc không thể tự mình viết được một chương trình. Tập viết code chính là bí quyết quan trọng. Hãy sử dụng các platform có sẵn như Udemy, Youtube, Coursera để xem video của những lập trình viên khác; sau đó hãy thử sao chép những gì họ đang làm một khi bạn đã hiểu được các code đó.
Tóm lại, sự thành công trong việc phát triển kỹ năng lập trình phụ thuộc vào thời gian bạn trải nghiệm với công việc viết code. Vì vậy, nếu có thể viết các chương trình của riêng mình mặc dù chỉ đơn giản là các dự án cá nhân, bạn vẫn có thể xem mình là một developer.
Xây dựng hình ảnh cho bản thân.
Nếu bạn đã nộp đơn xin việc nhưng sau đó lại chẳng nhận được bất kỳ lời mời phỏng vấn nào thì có lẽ mình đã sai ở đâu đó và cần thay đổi chiến lược. Vậy thay đổi thế nào?
Nếu bạn đã nhận ra mình thật sự có đam mê và đã tự làm nhiều dự án cá nhân hãy chia sẻ những điều đó với cả thế giới.
Nếu bạn không thực hiện bước này, thì hai điều trước đó là vô nghĩa. Có nhiều người đã phạm phải sai lầm này trong một thời gian dài. Họ biết công việc lập trình là đam mê của bản thân và có các dự án của riêng mình, nhưng lại chưa từng chia sẻ với ai về điều này. Vì vậy, hãy chia sẻ tất cả kiến thức với những ai có cùng niềm hứng thú. Bạn có thể tạo một Profile bao gồm CV trên LinkedIn hay các trang tuyển dụng như Itguru đề cập đến các dự án và kỹ năng của mình. Điều quan trọng nhất là bạn xây dựng bản sắc riêng cho riêng mình. Các nhà tuyển dụng sẽ có thể bắt đầu chú ý đến hồ sơ của bạn. Đó là cơ hội tốt để bạn thể hiện niềm đam mê với những gì mà bản thân đang thực hiện.
Bạn cũng có thể sử dụng youtube để tải lên các video chia sẻ về công việc lập trình và đăng những video đó trong CV cá nhân. GitHub cũng là một trong những lựa chọn tốt nhất. GitHub là một trang web cho phép chia sẻ code và mọi người sẽ nhìn thấy các dự án của bạn. Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên, thì hãy bắt đầu ở GitHub. Bạn có thể xem cách tạo một porfolio sao cho thật chuyên nghiệp trên GitHub tại đây
Bạn cũng cần lưu ý là một profile chứa đầy nét khác biệt thú vị về bạn sẽ luôn tốt hơn một bản CV chung chung không có gì nổi bật. Tuy phải tốn nhiều công sức để xây dựng một profile ấn tượng nhưng một khi hoàn thành công việc này, bạn sẽ có sức hút với nhà tuyển dụng hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành.
Lời kết
Không có bất kỳ một bí quyết cụ thể nào để trở thành một ứng cử viên tiềm năng. Nhưng có một điều chắc chắn là các junior developer sẽ không nhận được lời mời phỏng vấn nếu họ không đáp ứng ba yếu tố sau: 1) có niềm đam mê, 2) có luyện tập 3 ) cho thế giới biết bạn là ai và có bản sắc thế nào.
Công việc lập trình đòi hỏi lập trình viên phải nỗ lực rất nhiều để thể hiện khả năng và đảm bảo rằng mọi người đều có thể nhìn thấy tiềm năng của bạn. Hãy chọn con đường riêng cho bản thân và luôn ghi nhớ điều này:
“Mọi thành quả trên đời nếu không phải được đánh đổi bằng nỗ lực, sự gian khổ và vượt qua thử thách thì hầu như không đáng giá… Bản thân tôi chưa bao giờ cảm thấy ghen tỵ với những ai có một cuộc đời bình yên, thuận lợi. Tôi chỉ cảm thấy thua kém những con người vĩ đại đã dám vượt qua nghịch cảnh của bản thân và làm chủ cuộc đời mình.” (Theodore Roosevelt)
Theo Junior Dev Diaries