Để tìm kiếm được một công việc phù hợp và phát triển nghề nghiệp đó là một quá trình rất dài và khó khăn, đặc biệt là với công việc Front-End Developer. Tôi đã đấu tranh rất nhiều để có được một công việc tốt như hiện nay. Hôm nay tôi xin chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi đã học được qua nhiều năm.
Có rất nhiều bài viết khác chia sẻ rằng bạn nên học Javascript, HTML và CSS. Nhưng trong bài viết này, tôi sẽ không đề cập tới những kỹ năng chuyên môn đó, tôi tin chắc rằng bạn có đủ kiến thức cơ bản về 3 kỹ năng này, hay bạn chỉ cần ghé thăm trang web w3schools để bắt đầu học và làm việc theo cách của bạn.
Build một thứ gì đó thật hay
Liệt kê tất cả các công nghệ mới trong hồ sơ xin việc của bạn sẽ không giúp bạn tìm được việc làm tốt. Mà hãy thực hành và sử dụng chúng, sử dụng các kỹ năng của bạn để xây dựng một giao diện người dùng mới, một Tools CSS đơn giản hoặc bất kỳ sản phẩm nào xuất hiện trong đầu bạn.
Sản phẩm đó không cần quá to lớn, phô trương… nhưng chỉ cần bạn đã build sản phẩm đó từ những tìm tòi, ý tưởng và kỹ năng của mình. Cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã built sản phẩm đó thành công, và đã khởi chạy trong HackerNews, Reddit, Product Hunt, v.v.
Bây giờ hãy đưa sản phẩm đó vào CV xin việc của mình.
Các nhà tuyển dụng có thể nhận được hàng trăm hồ sơ xin việc mỗi ngày, và tất cả đều chỉ liệt kê ra các kỹ năng mà họ biết được, nhưng bạn cần phải nổi bật. Bạn cần cho họ biết rằng bạn có thể sử dụng những công nghệ đó và xây dựng chúng thành công.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- Kỹ sư phần mềm (Solfware Developer) làm những công việc gì ?
- Tips hay dành cho Lập trình viên Front-End mới vào nghề
Đơn giản hóa CV xin việc của bạn
Đây là CV xin việc thần thánh của tôi, tôi luôn cập nhật theo thời gian và luôn giữ cho hồ sơ xin việc của mình đơn giản, tốt nhất là một trang duy nhất. Lúc là một Newbie mới bước chân vào nghề, tôi đã từng viết CV xin việc của mình dài gần 3 trang A4, tôi đã chèn rất nhiều kỹ năng, trình độ, học vấn… vào hồ sơ xin việc để làm cho nó trông ấn tượng hơn.
Tuy nhiên, thực chất là hầu hết các nhà tuyển dụng đều không có đủ thời gian, không ai muốn đọc những lời nói “hứa hẹn” “chém gió”, không ai muốn biết bạn nhóm máu gì, sở thích gì, hoặc ngày tháng năm sinh của bạn…
Hãy để hồ sơ xin việc của bạn đơn giản, liệt kê ra các kỹ năng cần thiết, phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Nhớ rằng khi bạn cầm bút viết ra CV xin việc của mình thì hãy tự hỏi “điều này có ý nghĩa gì với nhà tuyển dụng hay không ?” nếu không, chỉ đơn giản hãy lược bỏ nó.
Đóng góp vào Open Source (mã nguồn mở)
Cố gắng đóng góp vào cộng đồng Open Source. Điều này không chỉ giúp ích cho hồ sơ xin việc của bạn, mà còn giúp bạn cải thiện các kỹ năng hiện có, và còn học hỏi thêm được kỹ năng mới. Nếu bạn may mắn, bạn cũng sẽ tìm được một cố vấn tốt (rất quan trọng) để hướng dẫn bạn.
Chia sẻ kiến thức của bạn
Viết về những gì bạn biết trong các platforms như Medium or Dev.to ngay cả khi nó không có ý nghĩa nhiều. Có thể bạn giúp ích được ai đó từ những thông tin bạn chia sẻ, sự hài lòng bạn nhận được khi ai đó cảm ơn bạn về chia sẻ này.
Một lần nữa, điều này rất tốt cho lý lịch của bạn, khi bạn cố gắng viết về một chủ đề, bạn sẽ nghiên cứu thêm về chủ đề này và phát hiện ra nhiều điều thú vị.
Đừng sợ thất bại và từ chối
Đừng lo lắng về những lời từ chối. Hầu hết là khoảng 70% hồ sơ xin việc của bạn có thể bị từ chối. Những lúc bị từ chối là một cách giúp bạn có thời gian để nâng cấp và phát triển thêm sản phẩm của mình. Sử dụng StackOverflow, Angelist… để tìm kiếm các công việc phù hợp với bạn và bắt đầu ứng tuyển ngay thôi. Đương nhiên là sẽ có những từ chối, nhưng cứ tiếp tục ứng tuyển và kiên nhẫn.
Pro Tip dành cho bạn: Tôi sử dụng Trello Board để theo dõi các công việc ứng tuyển của mình. Với 4 giai đoạn – Ứng tuyển, Phản ứng đầu tiên, Đang chờ phản hồi sau khi phỏng vấn và bị từ chối. Tin tôi đi, cột dài nhất luôn là cột bị từ chối ^^
Theo https://codeburst.io/ , từ chia sẻ của Sooraj Chandran chuyên gia Front-End | CEO tại Marketfox.