Bạn là một developer cực kỳ bận rộn và yêu nghề. Bạn cũng là người thích dành thời gian cho gia đình và bạn bè, dành thời gian cho thể thao, chạy bộ, xem một bộ phim hay và tận hưởng không gian ngoài trời tuyệt vời. Thật không may, bạn luôn quay cuồng với công việc, thậm chí cả cuối tuần và những sở thích của bạn thật khó để thực hiện
Việc duy trì cách làm việc hiệu quả đồng thời giữ cơ thể khỏe mạnh, tâm hồn hạnh phúc là rất quan trọng đối với một developer. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn cân bằng được giữa công việc và cuộc sống của một lập trình viên.
1. Biết từ chối
Bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề với việc nói có quá thường xuyên, đặc biệt khi người hỏi là đồng nghiệp hoặc người mà bạn quen biết trên mạng xã hội. Nếu bạn không cẩn thận, nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn.
Đôi khi sẽ hiệu quả hơn nếu đảm nhận ít công việc hơn là vội vàng hoàn thành mọi việc và trở nên mệt mỏi, dẫn đến trễ deadline công việc. Từ chối cũng phải học và có nhiều thứ phải vượt qua: sự cả nể, sợ mọi mích lòng mọi người… Bạn cần ưu tiên cho những việc có trong lịch trình của mình trước và nói không với những yêu cầu quá ảnh hưởng đến công việc của bạn.
2. Đừng quên về bản thân
Có rất nhiều người không ngại hy sinh cho gia đình hoặc sự nghiệp nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải hy sinh cả bản thân mình. Có mối quan hệ tốt với gia đình và bạn bè của bạn là điều quan trọng. Nhưng lo cho bản thân bạn cũng quan trọng không kém. Nó giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn trong công việc và thậm chí có thể bảo vệ bạn khỏi kiệt sức trong thời gian căng thẳng. Khi bạn cảm thấy cần được nghỉ ngơi, hãy nghỉ ngơi. Cho dù đó là giờ ăn trưa hay cuối ngày, cuối tuần cần dành một khoản thời gian cho bản thân bạn để nghỉ ngơi hay cho những gì mà bạn thích. Nó sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng, giúp làm việc hiệu quả hơn.
3. Tập trung vào những việc quan trọng
Nếu bạn có nhiều dự án thực hiện cùng một lúc, hãy thử cắt giảm số lượng tasks cần thiết cho mỗi dự án để chúng phù hợp với khung thời gian, đảm bảo bạn có thể đạt được tiêu, có chỗ cho thời gian nghỉ.
Chẳng hạn nếu bạn đang làm việc cho bốn dự án khác nhau, mỗi dự án yêu cầu sáu giờ mỗi tuần và một dự án yêu cầu bạn sử dụng hết khoảng thời gian còn lại, bạn có thể cần giảm chúng xuống còn ba hoặc hai để đảm bảo bạn làm việc hiệu quả nhất.
4. Ưu tiên các nhiệm vụ
Đây là một sự mở rộng của mẹo #3. Khi bạn có nhiều nhiệm vụ khác nhau trong lịch trình của mình, hãy sắp xếp thứ tự ưu tiên cho chúng theo mức độ quan trọng và khẩn cấp, và đặt những việc quan trọng nhất lên hàng đầu. Hãy thực tế về việc bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho mỗi nhiệm vụ mà không bỏ qua các trách nhiệm khác.
Nếu có nhiệm vụ nào đó không phải là ưu tiên cao nhưng lại làm mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn, hãy xem liệu có cách nào để kết thúc hoặc sửa đổi nhiệm vụ vì mục tiêu tổng thể của bạn hay không. Thậm chí có thể tạm ngưng để tập trung vào những việc quan trọng hơn. Điều này sẽ giúp mọi thứ không vượt quá tầm kiểm soát sau này.
5. Tận dụng các công cụ
Có rất nhiều công cụ có sẵn trực tuyến cung cấp hỗ trợ tuyệt vời cho các nhà phát triển như Google Docs / Drive (để cộng tác), Slack (để giao tiếp), Trello (để quản lý tác vụ) và Github (để quản lý sửa đổi mã)…
Các công cụ này cho phép các nhóm duy trì kết nối mà không cần phải họp liên tục hoặc gọi điện cả ngày. Sử dụng các loại công cụ này có thể giúp làm việc hiệu quả hơn là những cuộc gặp gỡ, các cuộc họp, các email dài lê thê v.v… Chìa khóa là đảm bảo nhưng người trong team cùng sử dụng các công cụ như bạn, hiểu về cách các hệ thống này hoạt động để sử dụng hiệu quả hơn.
6. Học hỏi từ những sai lầm
Cách tốt nhất để cải thiện là học hỏi từ những sai lầm của chính bạn. Nếu bạn nhận thấy mình đang làm việc gì đó mất nhiều thời gian hơn dự kiến, đừng chỉ nói “ngày mai tôi sẽ hoàn thành”, thay vào đó hãy dành thời gian để dừng lại, suy ngẫm và nghĩ xem bạn đã sai ở đâu.
Có thể bạn không lên kế hoạch đủ thời gian để thực hiện hoặc có thể ngay từ đầu bạn không biết những gì cần thiết phải làm, áp dụng sai phương pháp… Dù gì đi nữa, hãy cố gắng không lặp lại sai lầm đó một lần nữa và nếu có thể, hãy ghi lại để bạn có thể tìm lại những bài học mà mình đã trải qua.
7. Tìm sự cân bằng trong công việc và cuộc sống
Nếu bạn thường xuyên làm việc vào đêm muộn và cuối tuần, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân và sức khỏe của bạn. Nếu bạn không có bất kỳ thời gian rảnh nào để làm những việc mình yêu thích, thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ kiệt sức.
Để tránh điều này, hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc , ăn thức ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý.
8. Dành thời gian cho các thú vui
Nếu bạn có những thú vui ngoài công việc, hãy theo đuổi và dành thời gian cho nó. Đó có thể là học dụng cụ nhạc, chụp ảnh, đá bóng, chơi tennis hay thậm chí chỉ thích ngồi đọc sách. Gì cũng được và nên dành thời gian cho các hoạt động này
9. Học cách nói không
Điều này song hành với số 1 ở trên. Nói có quá nhiều có thể dẫn đến kiệt sức dễ dàng giống như nói không quá thường xuyên.
Hãy thử cắt giảm những gì được yêu cầu phải làm bằng cách xem kỹ về những việc được hỏi hay yêu cầu làm trước khi nhận bất kỳ trách nhiệm mới nào. Bằng cách này, nếu bạn không thể hoàn thành tất cả các yêu cầu một cách kịp thời thì những người khác sẽ không phải chờ đợi trong khi bạn cố gắng làm xong mọi thứ cùng một lúc. Hãy nói trước về khối lượng công việc của bạn để đồng nghiệp hay khách hàng hiểu điều gì đang xảy ra thay vì chỉ đưa ra một lời hứa kiểu như “Ngày mai tôi sẽ hoàn thành công việc”.
Mọi người sẽ tôn trọng nếu bạn giải thích rõ ràng lý do tại sao bạn không nhận làm những gì người khác yêu cầu một cách rõ ràng.
Lời kết
Điều quan trọng đối với một developer là phải nhận ra khi nào bạn bắt đầu cảm thấy quá tải và thực hiện các bước để giảm thiểu tình hình càng sớm càng tốt. Nếu không, bạn có thể phải mang công việc về nhà hoặc tệ hơn là bỏ việc hoàn toàn vì quá căng thẳng. Bằng cách biết các dấu hiệu cảnh báo và cách ngăn chặn kiệt sức trước khi nó xảy ra, bạn sẽ có thể sử dụng năng lượng của mình hiệu quả hơn và tận hưởng niềm vui trong công việc của mình.