Một sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm khá thách thức nhưng cũng đầy thú vị. Đây cũng là một trong những nghề được trả lương cao trên thị trường. Sức hút của việc làm về công nghệ và những thông tin về lương cao đã thu hút hàng trăm nghìn người tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm mỗi năm.
Tuy nhiên, có một sự thật đáng buồn là sau một vài năm làm trong lĩnh vực này, nhiều người với những ước mơ làm nên điều lớn lao lại cảm thấy như họ đang bị mắc kẹt trong một công việc bế tắc. Họ mất đi sự hưng phấn ban đầu và không thể tìm thấy động lực cần thiết để tiếp tục cống hiến hết mình.
Khi không có bất kỳ động lực và không có con đường rõ ràng để phát triển, các lập trình viên đành từ bỏ ước mơ thành công của mình. Nhưng tại sao rất nhiều developer, các lập trình viên không thành công, trong khi một số có thể đạt được hầu hết các mục tiêu mà họ đặt ra cho mình?
Trong bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một số sai lầm mà các lấp trình viên thường mắc phải và cuối cùng là từ bỏ mọi hy vọng để trở nên thành công trong sự nghiệp của họ.
1. Không hết mình vì công việc
Điều này là hiển nhiên đối với mọi người làm ở bất cứ lĩnh vực nào chứ không chỉ trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Nếu bạn không cống hiến hết mình cho công việc thì bạn không thể có được sự phát triển nghề nghiệp như mong muốn. Trong thực tế, có nhiều lập trình viên đã không nỗ lực cần thiết để xây dựng sự nghiệp của họ.
Các kỹ sư phần mềm, lập trình viên không chủ động và chân thành trong công việc sẽ không đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Họ chỉ làm cho xong những việc tối thiểu trong những việc mà họ được giao. Chắc bạn cũng đã từng phải bực bội và mệt mỏi khi gặp phải chất lượng công việc thấp của lập trình viên trong team.
Nếu bạn hoàn thành tốt những gì bạn được yêu cầu, bạn sẽ nhận được những gì bạn xứng đáng được nhận. Nhưng khi bạn không làm tốt công việc của mình và phụ thuộc vào sự quyết định của những người khác do chất lượng công việc của bạn quá thấp, bạn chắc chắn sẽ thất bại. Bạn không thể có sự phát triển nghề nghiệp mong muốn của bạn với một thái độ mờ nhạt, không có gì nổi trội như vậy.
Nói một cách ngắn gọn, để phát triển một cách mạnh mẽ , các lập trình viên cần phải đam mê công việc. Nếu không có đam mê, bạn không thể mang lại hiệu suất tốt nhất cho một công việc đầy thử thách như kỹ sư phần mềm. Bạn cần phải luôn vượt qua sự mong đợi của công ty trong việc mang lại kết quả xuất sắc. Không thể đạt được điều này này nếu không chủ động, chân thành và hết mình vì công việc.
2. Không theo kịp sự phát triển của công nghệ
Một trong những lý do chính khiến sự nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm trở nên đầy thách thức là vì công nghệ liên tục phát triển và thay đổi. Mặc tính cực là, những tiến bộ công nghệ cũng khiến nghề này trở nên thú vị.
Là một các lập trình viên bắt đầu sự nghiệp, bạn thường khá hào hứng với những điều mới trong lĩnh vực của mình. Bạn cố gắng học một ngôn ngữ hoặc framework mới một cách say mê và với thời gian đã lên kế hoạch . Niềm đam mê của giúp bạn cố gắng cống hiến hết mình cho công việc.
Nhưng cùng với thời gian, bạn cũng như nhiều nhà phát triển này ngày càng ít đam mê hơn với công việc của mìmh. Khi bạn tiếp tục làm những công việc lặp đi lặp lại được ở công ty, bạn sẽ mất đi sự nhiệt tình ban đầu. Bạn trở nên thoải mái với những công việc bạn làm ngày này qua ngày khác mà không cần nỗ lực nhiều.
Một khi bạn, là một lập trình viên, trở nên quá thoải mái, bạn sẽ trở nên lười biếng và không muốn học bất cứ điều gì mới. Bạn đổ lỗi cho những công việc nhàm chán tại công ty. Một số, không nói là nhiều lập trình viên phàn nàn rằng họ không có thời gian để tự học bất cứ điều gì mới. Họ chỉ chờ đợi công ty cung cấp các khóa đào tạo để nâng cao kiến thức kỹ thuật của mình. nhưng bạn phải hiểu rằng, trách nhiệm của mỗi cá nhân là tự cập nhật những kiến thức mới, những kỹ thuật tân tiến trong lĩnh vực của mình thay vì ôm khư khư mớ kiến thức cũ, dù đâu đó cũng đáp ứng được những yêu cầu của công việc hiện tại. Những lập trình viên thường xuyên viện lý do về công ty hoặc thời gian để không cập nhật kiến thức sẽ không có cơ hội phát triển trong sự nghiệp của họ.
3. Không có thái độ đúng mực
Trong thế giới chuyên nghiệp, cách bạn cư xử là vấn đề quan trọng. Thái độ của bạn có thể tạo nền móng vững chắc hoặc phá vỡ sự nghiệp của bạn. Không quan trọng bạn tài năng như thế nào, cuối cùng bạn sẽ không thể phát triển trong sự nghiệp của mình nếu không có thái độ đúng đắn. Người ta nói có tài mà không có đức cũng trở nên vô dụng là vậy.
Một số người cảm thấy kiêu ngạo khi họ là một lập trình viên giỏi. Bạn có thể bỏ qua những thái độ như vậy khi có một lập trình viên kiêu ngạo nhưng làm được việc. Tuy nhiên, nhưng điều đó chắc chắn không phải là tiêu chuẩn. Bạn có thể viết code xuất sắc, nhưng bạn không thể tiến xa trong sự nghiệp nếu bạn không thể làm việc như một phần của nhóm, luôn xem mình là kẻ đứng trên.
Một số lập trình viên khác thì luôn nhìn thấy lỗi của tất cả mọi người mà họ làm việc cùng. Họ luôn có người khác để đổ lỗi cho thất bại của chính họ. Xây dựng mối quan hệ không phải là một trong những thế mạnh của họ. Bất kể bạn tài năng ra sao, team của bạn sẽ không thích làm việc với bạn nếu bạn có thái độ không tốt.
Một sai lầm khác mà các lập trình viên hay mắc phải là không thích giúp đỡ người khác. Họ cũng không dễ tiếp cận và luôn xa cách với các đồng nghiệp. và từ từ cả đội tạo khoảng cách với người đó. Một khi lập trình viên bị cô lập trong team của mình, lập trình viên đó chắc chắn không có cơ hội phát triển trong công ty.
4. Không có người cố vấn
Để phát triển trong sự nghiệp phần mềm, bạn cần được hướng dẫn đúng đắn. Nếu không có sự hướng dẫn, mọi nỗ lực của bạn sẽ giống như lái một con tàu không có hoa tiêu giữa đại dương. Bạn có thể nỗ lực hết mình, nhưng con thuyền sự nghiệp của bạn chẳng đi đến đâu.
Nhiều lập trình cho rằng họ biết điều gì là tốt nhất cho sự nghiệp của họ. Họ không liên hệ với đồng nghiệp, những người đi trước, hoặc ai đó có kinh nghiệm để xin lời khuyên về nghề nghiệp.
Đôi khi, các developer muốn có được sự hướng dẫn. Nhưng họ không biết làm thế nào để tiếp cận một ai đó và yêu cầu họ làm người cố vấn cho mình. Họ lưỡng lự suy nghĩ về điều gì sẽ xảy ra nếu người được yêu cầu từ chối trở thành người cố vấn của họ. Nhưng vấn đề là trừ khi bạn hỏi, bạn sẽ không bao giờ biết liệu ai đó có sẵn sàng cố vấn cho bạn hay không.
Trong cả hai trường hợp, những lập trình viên này đã bỏ lỡ việc tận dụng vô số sự khôn ngoan, kiến thức, kinh nghiệm mà họ lẽ ra có thể học được từ những người đi trước. Cuối cùng, sự nghiệp của họ gặp khó khăn do không có định hướng đúng đắn.
5. Không chấp nhận các phản hồi một cách xây dựng
Phản hồi là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất dành cho các lập trình viên. Phản hồi tích cực thúc đẩy tinh thần của bạn và thúc đẩy bạn tiến lên để hoạt động tốt hơn. Đồng thời, phản hồi mang tính xây dựng giúp bạn tìm hiểu về những thiếu sót của bản thân và cải thiện chúng.
Một trong những lý do khiến các kỹ sư phần mềm, lập trình viên không thành công là họ không biết cách tận dụng thông tin phản hồi. Nhiều người còn cố gắng tìm ra lỗi ở người đã cung cấp phản hồi cho họ.
Do đó, nếu bạn không biết cách xử lý phản hồi sẽ bỏ lỡ cơ hội khắc phục những điểm yếu của bạn. Bạn cần biết điểm yếu của mình để cải thiện chúng. Và bởi vì bạn không thể dễ dàng phát hiện ra những sai lầm của chính mình, phản hồi từ đồng nghiệp hoặc người quản lý giúp bạn mở rộng tầm mắt và biết sửa sai đúng lúc.
Thông thường bạn nhận được vô số phản hồi trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả các phản hồi đều mang tính xây dựng. Và vì vậy bạn có thể bỏ qua những phản hồi mà bạn nhận được. Nhưng nếu bạn bỏ qua cả những phản hồi mang tính xây dựng, bạn đang làm hại chính sự nghiệp của mình.
6. Không yêu cầu giúp đỡ
Yêu cầu giúp đỡ là một trong những điều cần phải có trong bất kỳ nghề nghiệp nào. Không ai biết mọi thứ ngay từ đầu. Phải mất nhiều năm để học được những kinh nghiệm cần thiết của một nghề. Cách nhanh nhất để học chúng là nhờ sự giúp đỡ từ những người đã đã có kinh nghiệm trong những việc bạn đang làm.
Các lập trình viên không phát triển được trong sự nghiệp rất khó nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Họ ngại tiếp cận với mọi người khi họ gặp khó khăn trong nhiệm vụ được giao.
Đôi khi sự chần chừ là do cái tôi của chính họ. Một điều thường thấy là nhiều lập trình viên có quan niệm sai lầm rằng họ sở hữu kiến thức vượt trội so với những người khác trong team. Một số người khác thì khá ngại ngùng yêu cầu sự giúp đỡ. Ngay cả khi họ muốn giúp đỡ, họ không thể đủ can đảm để làm điều đó.
Bất kể lý do của bạn là gì, việc không nhận sự giúp đỡ của người khác là một nguyên nhân chắc chắn dẫn đến thất bại. Không ai có thể tự mình phát triển sự nghiệp phần mềm. Tất cả chúng ta đều cần sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp, người quản lý, cấp cao và nhiều người khác trong và ngoài công ty mình làm việc.
7. Bạn dính chặt vào một công ty
Một trong những lý do quan trọng khiến sự nghiệp của nhà phát triển phần mềm bị đình trệ là họ không biết khi nào nên tìm kiếm cơ hội tốt hơn bên ngoài công ty. Họ mong đợi người quản lý hiểu được nguyện vọng và quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Tuy nhiên, sự nghiệp của các lập trình viên không phải là trách nhiệm của người quản lý. Bạn cần cập nhật công nghệ và luôn sẵn sàng với sự thay đổi của thị trường lao động trong lĩnh vực này. Các nhà quản lý có thể hỗ trợ bạn để đạt được mục tiêu của bạn trong công ty. Nhưng nỗ lực cần thiết phải đến từ các cá nhân.
Sau khi làm việc trong một đội hoặc một vai trò, vị trí trong vài năm, các lập trình viên cảm thấy thoải mái với các công việc hàng ngày của mình. Bạn sẽ mất ít công sức và trí óc hơn để làm một việc mà bạn làm lặp đi lặp lại. Một khi quán tính bắt đầu, không dễ gì thoát ra tính ù lỳ.
Ngay cả khi các lập trình viên biết rằng tình hình hiện tại không phù hợp với sự phát triển của họ, họ vẫn rất khó phá vỡ sức ì. Họ trì hoãn kế hoạch chuẩn bị tìm việc mới và không sẵn sàng cho các cuộc phỏng vấn. Ý tưởng tham dự các cuộc phỏng vấn dường như là một nhiệm vụ gian khổ đối với họ. Cuối cùng, họ vẫn ở tại chỗ và sau một thời gian lại tự trách mình không đã không thay đổi.
Kết luận
Những điều liệt kê trên không có nghĩa là khuyên bạn không nên phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm. Nó chỉ giúp bạn hiểu rằng nếu nhận ra những sai lầm và thay đổi, những điểm này có thể thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp của bạn. Với thái độ đúng đắn và sự hướng dẫn phù hợp, bạn có thể đạt được các mục tiêu mà bạn đã đặt ra cho mình ở vị trí là một nhà phát triển phần mềm. Còn không sự nghiệp lập trình viên của bạn sẽ lâm vào bế tắt và bạn sẽ không thành công.
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn