• Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Kỹ năng tìm việc
  • Công nghệ
  • Lương-Xu hướng

3 yếu tố thử thách nâng cấp nghề nghiệp của kỹ sư phần mềm

Thu Ha by Thu Ha
March 15, 2021
in Kỹ năng làm việc IT, Phát triển nghề nghiệp IT
0
0
Kỹ sư phần mềm kinh nghiệm

Photo by Christina

0
SHARES
48
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Sau khi làm việc năm trong ngành phát triển phần mềm và có được kinh nghiệm vững chắc, các kỹ sư cần phải truyền lại kiến thức của họ cho thế hệ tiếp theo. Đây là cách truyền đạt tốt nhất vì nó chứa đựng cả lý thuyết và kiến thức chuyên môn thực tế. Với sự kết hợp đó, những ai ít kinh nghiệm có cơ hội tham gia học hỏi sẽ rất dễ dàng lĩnh hội và phát triển.

Là một kỹ sư phần mềm đã có nhiều kinh nghiệm, nếu bạn cảm thấy mình có điều gì đó lớn để chia sẻ nhưng đồng thời cũng muốn đón nhận thử thách lớn tiếp theo, hãy thực hiện những việc sau đây. Chúng sẽ đưa bạn lên một tầm cao mới và có thể thực hiện được nguyện vọng của bạn.

Nhưng có một điều quan trọng mà bạn phải ghi nhớ: những việc này không liên quan đến lập trình một cách rõ ràng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ ít lập trình hơn. Đây là một sự đánh đổi mà bạn phải đối mặt. Nếu bạn muốn có được kinh nghiệm mới, bạn phải hy sinh một cái gì đó.

Trở thành người cố vấn

Trong nhóm các developers mà bạn đang làm việc cùng, có thể có những người có trình độ chuyên môn khác nhau. Họ có thể là thực tập sinh, học việc, kỹ sư non kinh nghiệp, kỹ sư lão luyện, pricipal developer… Tất cả đều có điểm chung: đam mê công nghệ và lập trình. Nhưng không phải ai trong số họ cũng là những kỹ sư phần mềm có đủ kinh nghiệm.

Đây là một nơi tuyệt vời để bắt đầu. Là một đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm, đôi khi bạn có thể mang lại nhiều giá trị hơn là chỉ lập trình. Hãy nghĩ về nó như thể có một nhiệm vụ và chỉ bạn mới có thể giải quyết nó. Hiệu suất của công ty sẽ là một nhiệm vụ tại một thời điểm duy nhất.

Khi bạn chia sẻ kỹ năng của mình với đồng nghiệp, hiệu suất của công ty sẽ tăng lên. Bạn sẽ không phải là một người duy nhất có thể giải quyết các vấn đề cụ thể. Một số người có thể nghĩ rằng giữ lấy những gì mình biết là một cách tuyệt vời để đảm bảo công việc bởi vì không ai có thể sa thải một nhân viên có chuyên môn duy nhất. Tuy nhiên, suy nghĩ này là sai và bạn sẽ không bao giờ biết mình sẽ đứng về phía nào trong tương lai.

Ngoài những lợi ích mà công việc kinh doanh thu được, bạn sẽ nhận được sự biết ơn từ các đồng nghiệp của mình. Họ sẽ đánh giá cao bất kỳ phản hồi có giá trị nào từ phía bạn.

Bạn có thể tổ chức các hội thảo nhỏ cho đồng đội của mình. Nó không nhất thiết phải là một bài thuyết trình cấp cao mà là thực hiện một số việc theo cách thực tế. Để có cảm hứng, bạn có thể giải thích cách viết các bài unit integration test hoặc giải thích các mẫu kiến ​​trúc phức tạp. Nếu bạn làm điều này một cách thường xuyên, bạn sẽ thấy kết quả đáng kinh ngạc.

Ở một trong những công ty mà tôi từng làm việc, chúng tôi có một truyền thống. Mỗi chiều thứ Năm, chúng tôi sẽ tụ tập trước bảng trắng và cố gắng giải quyết nhiều thử thách khác nhau. Chúng tôi đã thảo luận về các ý tưởng kiến ​​trúc hoặc những thách thức khác mà chúng tôi đã phải đối mặt trong những tuần gần đây. Đó là một cách tuyệt vời để cải thiện bản thân và đối phó với các vấn đề trong thế giới thực.

Một trong những cuộc thảo luận của chúng tôi xoay quanh các mẫu thiết kế. Chúng tôi đã nói về những mẫu thiết kế nào được sử dụng thường xuyên hơn để sinh viên các trường đại học có thể dành nhiều thời gian hơn cho chúng. Trong cuộc thảo luận đó, một mẫu Observer đã thu hút sự chú ý của chúng tôi và chúng tôi nhận ra rằng mẫu này đang được sử dụng rộng rãi như thế nào. Toàn bộ mô hình lập trình phản ứng (reactive programming) và không đồng bộ được tập trung vào mẫu Observer. Nó mang lại rất nhiều giá trị nên việc đưa nó vào danh sách không phải là vấn đề.

Sau đó, chúng tôi tự hỏi mình những điều sau: nếu tôi là một giáo sư ở trường đại học, tôi sẽ giải thích mô hình Observer (Người quan sát) cho sinh viên của mình như thế nào? Nó phải rõ ràng, đi thẳng vào vấn đề và có thể áp dụng được. Quá trình động não đã giúp chúng tôi xem xét việc triển khai mô hình và ứng dụng thích hợp của nó. Tôi vẫn nhớ nhiều biến thể của việc triển khai mẫu Observer. Hãy tiếp tục và chọn một chủ đề tương tự để nói chuyện với các kỹ sư trong nhóm của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi biết bao nhiêu bạn có thể học hỏi lẫn nhau. Nó sẽ dạy bạn bày tỏ suy nghĩ của mình theo cách rõ ràng cho mọi người và không để lại câu hỏi. Trong một số trường hợp, điều đó có thể thúc đẩy bạn xem lại các tài liệu bạn đã học trong quá khứ và nhìn chúng từ một góc độ khác.

Điều phối kỹ thuật

Một cơ hội khác là trở thành điều phối viên kỹ thuật (technical coordinator). Nhiều công ty đã phát minh ra các tên khác nhau cho vai trò này: trưởng nhóm, trưởng công nghệ, giám đốc kỹ thuật. Bất kể tên gọi, trách nhiệm đều tương tự nhau. Nếu team của bạn không có người có vai trò tương tự, bạn có thể sử dụng cơ hội này để đảm nhận vai trò đó. Nó có thể mang lại cho bạn những gì?

Bạn sẽ chuyển sang vai trò lãnh đạo. Người này được kỳ vọng sẽ biết rõ về hệ thống và chi tiết kỹ thuật của doanh nghiệp đang hoạt động. Các trưởng nhóm giỏi thường được phát triển trong công ty và được thăng chức lên vị trí này.

Đầu tiên, bạn cần có một bức tranh đầy đủ về ứng dụng bạn đang làm việc. Việc phân chia các phần hợp lý cho phép suy nghĩ theo từng phần nhỏ. Sau đó, những mảnh đó có thể được lắp ráp lại với nhau thành một thứ gì đó lớn hơn. Đồng đội của bạn sẽ mong đợi bạn hành động giống hệt như một người điều phối. Các mô-đun ứng dụng không can thiệp vào nhau và có các hợp đồng được xác định trước để kết nối.

Lập trình hàng ngày là một ngoại lệ ở vị trí này. Giá trị của lãnh đạo kỹ thuật là ủy quyền thực thi nhiệm vụ. Trong khi nhóm đang triển khai một tính năng mới, bạn phải đảm bảo rằng họ đưa ra quyết định phù hợp. Là một người có tầm nhìn rõ ràng về sản phẩm, hướng dẫn của bạn giúp đưa ra các giải pháp có thể mở rộng và đáng tin cậy. Kiến thức chuyên môn mà bạn sở hữu ít nhất cũng trở thành một ý kiến ​​hợp lý – nếu không phải là một nguồn chân lý.

Thứ hai, một điều phối viên kỹ thuật phải giao tiếp tốt. Không nên có bất kỳ rào cản truy cập thông tin nào. Tất cả thông tin cần thiết phải được chia sẻ với mọi người trong nhóm và một cách kịp thời. Tốt hơn là nên phổ biến và lặp lại những điều giống nhau nhiều lần. Điều này tạo ra nhận thức tốt hơn. Trong khi đó, giao tiếp kém tạo ra sự ngờ vực, buôn chuyện và kỳ vọng sai.

Trở thành một điều phối viên đòi hỏi phải hiểu các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp – từ tiếp thị đến hỗ trợ khách hàng. Ở cấp độ này, việc hiểu các quy trình của công ty là rất quan trọng. Có thể phân tích hiện trạng, vượt qua nó và đề xuất những thay đổi có thể là lợi thế cho công ty.

Tinh thần đồng đội

Một nhóm tốt không thể  bất ngờ xuất hiện. Đó là công sức và sự đóng góp của mỗi thành viên. Nhưng một số khởi động ban đầu là cần thiết. Khi mọi người cảm thấy họ thuộc về một nhóm nhất định, họ bắt đầu gắn bó. Họ muốn hoàn thành công việc của mình tốt hơn, vì nó có thể nhìn thấy được trong nhóm.

Đây là thời điểm mà bạn có thể chủ động. Bạn có thể tổ chức một sự kiện nhóm. Ví dụ tốt nhất về điều này là một cuộc thi hackathon nội bộ. Các kỹ sư thích khám phá các công nghệ mới và thay đổi suy nghĩ của họ khỏi những công việc hàng ngày của họ. Một cuộc thi hackathon có thể chỉ dài vài giờ và dành riêng cho một chủ đề cụ thể. Không có lý do gì để phải phát điên và tiếp tục viết mã cho cả cuối tuần. Ngay cả với một định dạng nhỏ, các ý tưởng từ các nhà phát triển sẽ bắt đầu xuất hiện.

Làm việc với người quản lý về việc đặt đồ ăn, thức uống và đặt trước một chút thời gian. Các chủ doanh nghiệp sẽ rất vui khi trao cơ hội này cho nhóm vì những ý tưởng cách mạng mới có thể nảy ra. Ở vị trí này, bạn sẽ dành một phần thời gian tốt cho giao tiếp và tổ chức. Đây là cơ hội tốt để học cách gắn kết mọi người lại với nhau để đạt được mục tiêu và giữ họ tham gia. Hãy sẵn sàng, điều này sẽ tốn rất nhiều năng lượng.

Khi hackathon kết thúc, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách tiếp cận mọi cá nhân vì các phương pháp giống nhau không hiệu quả với tất cả mọi người.

Việc xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy cần rất nhiều thời gian và chỉ một hoạt động nhóm là không đủ. Việc gắn kết mọi người với nhau thường xuyên sẽ giúp thiết lập tinh thần đồng đội và bạn sẽ phát triển các kỹ năng bằng cách quản lý các nhóm và các sự kiện đang thực sự đòi hỏi cao hiện nay.

Kết luận

Nếu bạn cảm thấy các công nghệ trong lĩnh vực của bạn không còn gây ấn tượng với bạn nữa, bạn vẫn có thể tìm thấy cơ hội phát triển. Nhìn xung quanh để xem có đồng nghiệp nào của bạn cần trợ giúp hay không hoặc các quy trình trong tổ chức có thể tốt hơn không. Tất cả phụ thuộc vào quan điểm của bạn. Có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp để đón bạn với vai trò là một kỹ sư phần mềm nhiều kinh nghiệm. Bắt đầu hành động ngay!

Bài của tác giả Dmytro Khmelenko đăng trên BetterProgramming

Bạn đánh giá bài viết thế nào?

Average rating 4.9 / 5. Vote count: 7

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: kỹ sư phần mềm
Previous Post

Làm thế nào để lập trình viên cải thiện kỹ năng debug?

Next Post

20 blog về khoa học dữ liệu tốt nhất nên theo dõi vào năm 2021

Thu Ha

Thu Ha

Blogger, writer. 5 year experiences in IT field

Related Posts

Tương Lai Nghề Lập Trình Với AI

Tương Lai Của Lập Trình Viên Khi Công Cụ AI Ngày Càng Phổ Biến

February 28, 2025
Top 5 Công Việc AI Đáng Chú Ý Năm 2025

Top 5 Công Việc AI Đáng Chú Ý Năm 2025

February 27, 2025
great resignation và các nhà phát triển phần mềm

Làn sóng nghỉ việc ồ ạt và những tác động đối với các nhà phát triển phần mềm

April 4, 2022
serverless developer

Serverless là gì và học gì để làm việc với serverless?

June 2, 2022
đánh giá hiệu suất công việc - performance appraisal - performance review

Cách viết đánh giá hiệu suất công việc (performance appraisal) hiệu quả dành cho kỹ sư phần mềm

April 25, 2022
quản trị dự án phần mềm

Làm thế nào để kỹ sư phần mềm có thể quản trị dự án một cách hiệu quả

January 16, 2022
Next Post
20 blog về khoa học dữ liệu tốt nhất nên theo dõi vào năm 2021

20 blog về khoa học dữ liệu tốt nhất nên theo dõi vào năm 2021

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About ITGuru.vn

  • Trang Chủ ITguru.vn
  • Về chúng tôi
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy định bảo mật
  • Quy chế hoạt động
  • Liên hệ ITguru

Nhà tuyển dụng

  • Đăng tuyển

Người tìm việc

  • Việc làm IT
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT