Nghề lập trình viên ngày càng phổ biến và khá cạnh tranh trong thị trường lao động hiên nay, nhưng vẫn còn nhiều sự thật mà mọi người không biết về lập trình viên và ngay cả giới lập trình viên cũng không biết rõ. Bài đăng hôm nay có 12 sự thật ít ai biết đền về nghề lập trình.
1) Các Developer thường yêu cầu sự trợ giúp khi gặp vấn đề khá chậm
Điều này có thể liên quan đến cách mọi người học lập trình; về cơ bản, việc học lập trình thường đi theo cách học của môn Toán: một ít lý thuyết, một hoặc hai ví dụ và nhiều bài tập. Với cách này đòi hỏi người học phải cố gắng hết sức giải các bài tập một mình để tự giải quyết mọi thứ mà không cần yêu cầu trợ giúp. Thái độ này không hế xấu và thậm chí còn được khuyến nghị, nhưng bạn cần biết ở mức độ nào nên ngừng cố gắng và yêu cầu một số hình thức trợ giúp từ bên ngoài.
2) Lập trình viên có xu hướng báo cáo vấn đề của họ không đầy đủ
Thực tế này có liên quan đến nghiên cứu về lĩnh vực Tâm lý học. Kết quả chỉ ra rằng khi một người có vấn đề, anh ấy / cô ấy không báo cáo thông tin đầy đủ về vấn đề, đặc biệt là khi họ chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp. Kết quả này đã được xác nhận bằng thực nghiệm với các lập trình viên và một trong những lý do chính là: báo cáo đầy đủ một vấn đề được coi là một dấu hiệu của sự yếu kém có thể dẫn đến một số phán đoán về kỹ năng và sự thành thạo bởi bất cứ ai nghe câu chuyện. Tình trạng này phổ biến hơn khi xảy ra lỗi cơ bản do người mới phạm phải.
3) Các Developer thường tìm kiếm các hình thức trợ giúp khác trước khi nói chuyện với đồng nghiệp
Thực tế rằng các lập trình viên không ưu tiên việc trao đổi thông tin với người khác khi họ gặp phải vấn đề. Lại một lần nữa có liên quan đến suy nghĩ rằng họ sẽ bị đánh giá. Tuy nhiên, các trang web như StackOverflow đã rất thành công khi tận dụng đặc điểm này để phát triển ra cộng đồng giúp cho các developer “gỡ rối” mỗi khi gặp phải khó khăn và được trợ giúp trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm:
- [TIN TỨC] TikTok đã vượt Facebook, Instagram, Snapchat và YouTube trở thành ứng dụng có lượt tải nhiều nhất tháng trước
- Muốn LƯƠNG CAO hãy làm việc trong 10 lĩnh vực công nghệ sau đây!
- Bạn muốn làm việc trong lĩnh vực Công nghệ ? Sau đây là những điều bạn nên biết!
4) Quá trình lập trình có thể được phân thành 4 giai đoạn
Việc phân loại tiến trình lập trình viên rất quan trọng trong việc tập hợp các số liệu liên quan đến phát triển phần mềm và cũng giúp các nhà quản lý dự án, các chuyên gia khác đánh giá hiệu quả của toàn bộ dự án.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải biết giai đoạn nào của tiến trình mà developer sẽ thực hiện, cung cấp một số loại trợ giúp để lập trình viên không mất quá nhiều thời gian và bị mắc kẹt trong một nhiệm vụ cụ thể dẫn đến làm chậm Deadline. Quá trình lập trình có thể được chia thành 4 giai đoạn sau:
- a) Complex Programming (Lập trình phức tạp)
- b) Making Progress (Tiến triển)
- c) Slow Progress (Gặp khó khăn, sự cố)
- d) Stuck (Ngõ cụt)
5) Lập trình viên dành khoảng 30% thời gian để đọc source code (mã nguồn)
Các lập trình viên hầu hết đều biết rằng việc tìm hiểu và chỉnh sửa các công cụ source code rất quan trọng. Tuy nhiên cách phân chia thời gian giữa các nhiệm vụ chỉnh sửa vẫn chưa rõ ràng và là một dấu hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu. Theo một nghiên cứu quan trọng, người ta thấy rằng khoảng 30% thời gian làm việc của lập trình viên không phải dành để viết code mà là để chỉnh sửa các source code. Bao gồm các công việc như nghiên cứu, quan sát, thu thập thông tin, ghi nhớ và nhiều hoạt động khác. Qua đây bạn có thể hiểu rằng nghề lập trình viên là một nghề cần sự suy nghĩ và vận động đầu óc rất nhiều.
6) Các thông báo lỗi chính, thời gian phát hiện lỗi và thời gian trung bình để giải quyết lỗi
Thông báo lỗi rất cụ thể cho từng vấn đề ngôn ngữ và lỗi chương trình chạy. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này , cùng tìm hiểu về Luận án thạc sixcuar Suzanne Marie Thompson khi cô nghiên cứu khảo sát về nhiều lập trình viên khác nhàu và thu thập được nhiều sự thật thú vị về chúng. Các bảng dưới đây bao gồm một số lịch sử về sửa lỗi và thời gian trung bình để sửa lỗi.
Mặc dù nghiên cứu này tập trung vào một bối cảnh cụ thể (ngôn ngữ lập trình Java), chúng ta có thể so sánh với những bối cảnh khác và chứng minh được rằng hầu hết những lỗi thông dụng này đều xuất hiện.
(Còn tiếp…)
Theo imasters.com