• Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Kỹ năng tìm việc
  • Công nghệ
  • Lương-Xu hướng

Tìm hiểu các cấp bậc của kỹ sư phần mềm trong công ty Google

Thu Ha by Thu Ha
June 3, 2020
in Lương bổng phúc lợi, Tin tức IT
0
0
Tìm hiểu các cấp bậc của kỹ sư phần mềm trong công ty Google

Nguồn: Robert Scoble on Flickr

0
SHARES
7.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Trong bài viết trước chúng ta đã cùng ITguru tìm hiểu về 5 cấp độ của một kỹ sư phần mềm. Vậy trong các công ty tech giants (ông lớn công nghệ) như Google, Facebook, Microsoft thì sao? Các kỹ sư phần mềm được phân chia cấp bậc, sự thăng tiến, mức lương thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chủ đề thú vị này cùng các kỹ sư phần mềm Google.

Với Google có hai khái niệm về nghề nghiệp: ladder  và level. Ladder là đường hướng phát triển nghề nghiệp như quản lý, kỹ sư hay bán hàng. Level là cấp bậc trong các hướng phát triển đó.

Đối với kỹ sư phần mềm, Google có hai hướng (ladder) khác nhau: Software Engineer (viết tắt là SWE) và Software Engineer Manager. Điều thú vị là Kỹ sư phần mềm (SWE) Google có thể đảm nhiệm vai trò quản lý trong khi đó SWE Manager lại có thể tham gia đóng góp về kỹ thuật. Khác nhau giữa hai ladder này là vai trò các kỹ sư đảm nhiệm và cách thức Google đánh giá hiệu quả công việc. Với các SWE là họ có khoảng 50% thời gian dành cho công việc đơn thuần là về kỹ thuật và không quá 50% cho việc quản lý. SWE Manager thì có đến 80% dành cho quản lý và còn lại làm về kỹ thuật. Như vậy các kỹ sư phần mềm khi đã chọn hướng phát triển trong hai nhánh này khó có thể chuyển từ nhánh này sang nhánh khác do các thức đánh giá performance là rất khác nhau.

Khi phỏng vấn các vị trí kỹ sư phần mềm Google không xem những gì bạn ghi trong resume, kễ cả những kinh nghiệm hoành tráng trước đây của người được phỏng vấn là quá quan trọng. Thay vào đó họ sẽ hỏi rất nhiều về coding và căn cứ vào đó để xem bạn có đủ kỹ năng làm việc cho Google hay không.

Kỹ sư phần mềm – Software Engineer (SWE)

Software Engineer ở Google được chia thành các bậc (level) như sau:

  • Level 1: Google không có level 1.
  • Level 2: SWE-I, là những kỹ sư thực tập, thường là những sinh viên năm ba hoặc năm cuối trong chương trình học 4 năm đại học.
  • Level 3: SWE-II, kỹ sư phần mềm mới tốt nghiệp.
  • Level 4: SWE-III, là những người có vài năm kinh nghiệm, hoặc những ai vừa tốt nghiệp Tiến sĩ (PhD- Doctor of Philosophy) trong lĩnh vực kỹ thuật.
  • Level 5: Senior Software Engineer, thường có kinh nghiệm từ 6 – 10 năm kinh nghiệm.
  • Level 6: Staff Software Engineer, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm. Ở cấp bậc này các kỹ sư bắt đầu tham gia vào việc quản lý.
  • Level 7: Senior Staff Software Engineer. Level 7 cũng chính là Level 6 với yêu cầu cao hơn, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm. Nếu tuyển người ngoài thì thông thường vào Level 6 chỉ trừ khi có lý do đặc biệt mới được offer Level 7.
  • Level 8: Principal Software Engineer. Cấp bậc này ngang với các executives (ban quản trị) trong tập đoàn Alphabet. Những người ở cấp bậc này tham gia vào thiết kế chiến lược cho những sản phẩm quan trọng của tập đoàn. Có rất ít SWEs ở cấp bậc 8 trở lên..
  • Level 9: Distinguished Software Engineer, tham gia hoạch định chiến lược của tập đoàn trong nhiều lĩnh vực.
  • Level 10: Google Fellow, sánh ngang với Phó chủ tịch tập đoàn (Vice President), tham gia vào chiến lược về kỹ thuật và cả những lĩnh vực mà Alphabet đầu tư
  • Level 11: Google Senior Fellow, là những người cực hiếm, trong đó có  Jeff Dean , người đứng đầu bộ phận trí tuệ nhân tạo và Sanjay Ghemawat,  người được đánh giá là một trong số ít programmer tốt nhất làm việc tại thung lũng Silicon Valley.

Thường Google chỉ tuyển software engineer từ bên ngoài cho bậc 4 đến 6. Bậc 7 cũng có nhưng không thường xuyên. Đối với bậc 8, 9 đôi lúc Google cũng có tuyển các ứng viên bên ngoài nhưng cực hiếm. Các ứng viên của level này phải được sự giới thiệu của Phó Chủ Tịch kỳ cựu của tập đoàn, hoặc một Google Product Area, hoặc từ một CEO của một công ty con thuộc tập đoàn Aphabet.

Một điều đáng chú ý khác là quy trình tuyển dụng các ứng viên từ bên ngoài và tuyển dụng hay đề bạt nâng bậc nội bộ của Google là rất khác nhau. Google rất coi trọng những nhân tố gắn bó và phát triển nội bộ và đôi lúc đánh giá các ứng viên bên ngoài thấp hơn. Một người có 10 năm kinh nghiệm có thể chỉ được tuyển vào ở bậc 5 hay 6 nhưng với chừng đó năm kinh nghiệm trong Google có thể lên đến bậc 7 hay 8.

Kỹ sư phần mềm quản lý – Software Engineer Manager

Đối với Software Engineer Manager (SWE Manager), Google phân chia thành các bậc như sau:

  • Manager, Software Engineering I (Bậc 5): là bậc đầu tiên của manager ladder. Để làm vị trí này các kỹ sư cần có mốt số năm kinh nghiệm nhất định để có thể quản lý team. Thông thường ở bậc này bạn có thể quản lý nhóm khoảng 5 đến 10 người.
  • Manager, Software Engineering II (Bậc 6): quản lý team từ 10 đến 20 người. Phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm để có thể đảm nhận vị trí này.
  • Manager, Software Engineering III (Bậc 7): có thể quản lý các manager khác và quản lý team từ 20 đến 40 người.
  • Director (Bậc 8): đây là bậc đầu tiên của các quản lý cấp cao. Các director quản lý các manager và team lên đến cả trăm người.
  • Senior Director (Bậc 9): đây là bậc nằm giữa bậc 8 và các Phó chủ tịch tập đoàn. Google rất ít khi công bố các thông tin về vị trí này.
  • Vice President – Phó Chủ Tịch (Bậc 10): quản lý team lên đến cả nghìn người và quản lý các Directors.
  • Vice President II (Bậc 11): tương tự như Senior Director, VPII là một vị trí khác bí mật của Google.
  • Trên các vị trí trên là các quản lý cấp cao như Senior Vice President, CEO các công ty trực thuộc Alphabet..

Đối với các ứng viên bên ngoài thường Google chỉ tuyển vào ở bậc 5 đến Director. Các vị trí cao hơn nữa rất hiếm khi Google tuyển từ ngoài và phải được sự giới thiệu của các quản lý cấp cao nhất.

Các vị trí khác tương tự SWE

Ngoài SWE và SWE Manager, Google còn có các nhánh (ladder) khác là Site Reliability Engineer (SRE) và Site Reliability Engineer Manager. Các cấp bậc của SRE và SRE Manager cũng tương tự như SWE và SWE Manager dù tính chất công việc là khác nhau. Các SRE có thể chuyển sang SWE và các SRE Manager có thể chuyển sang làm SWE Manager.

Các vị trí khác hoàn toàn với các SWE

Google còn có một nhánh nữa là Software Engineer in Tools and Infrastructure (SETI). Quy trình tuyển dụng vào nhánh này cũng tương tự như nhánh Kỹ Sư Phần Mềm SWE. Tuy nhiên, nếu muốn chuyển từ SETI sang SWE đòi hỏi một quy trình phỏng vấn nội bộ và phải được hội đồng tuyển dụng cùng Senior Vice President chấp thuận.

Ngoài ra, Google còn có nhánh Technical Solutions Engineer (TSE), Web Solutions Engineer (WSE). Tương tự như SETI, từ các nhánh này muốn chuyển qua SWE phải qua một quy trình khá phức tạp.

Các vị trí software engineer ở Google được trả lương thế nào?

Chúng ta đã biết các hướng phát triển nghề nghiệp và cấp bậc trong công ty Google, giờ hãy xem các kỹ sư Google được trả lương thế nào.  Lưu ý là số liệu về lương có thể có khác biệt bởi các nguồn khảo sát khác nhau. Google cũng như các hãng khác cũng không minh bạch hết tất cả thông tin về lương bổng, quyền lợi ra bên ngoài. Dưới đây chỉ vài con số và thông tin để có thể hình dung mức lương và quyền lợi của kỹ sư phần mềm tại Google.

  • Đối với các vị trí kỹ sư ở mức entry level, tức Level 3, lương năm vào khoảng $115,000 cộng với khoảng signing bonus (có thể hiểu là tiền thưởng khi chấp nhận vào làm cho Google) là $44,000. Vị trí này cũng được cổ phiếu thưởng $139,000, thưởng hàng năm la $22,000.
  • Ở vị trí SWE cấp cao, lấy ví dụ Level 7, lương có thể hơn gấp đôi lên đến $256,000 mỗi năm, cổ phiếu thưởng $286,176 và tiền thưởng là $83,294.
  • Ở bậc 9, Google Distinguished Engineer, thu nhập hàng năm có thể lên đến hàng triệu USD.
  • Các kỹ sư phần mềm Google nếu đã gia nhập cùng công ty đủ lâu có thể có rất nhiều cổ phiếu thưởng. Chẳng hạn, bạn có thể “chỉ” thu nhập $300,000 nhưng có hàng triệu USD tiền cổ phiếu nếu gia nhập Google từ 2004.
  • Google đôi lúc bị mất các kỹ sư tài năng chỉ vì… trả cho họ quá nhiều tiền. Một bài báo của Bloomberg cho biết Google đã bị một số kỹ sư trong dự án xe tự lái rời bỏ công ty vì họ đã nhận nhiều tiền đến mức không cần làm việc nữa. Và vì vậy họ sẵn sàng để tìm kiếm cơ hội khác mà không sợ rủi ro. Tất nhiên để được Google ưu đãi như vậy bạn phải là người có những kỹ năng rất đặc biệt.
  • So với các tập đoàn công nghệ khác như Microsoft, Facebook… lương kỹ sư phần mềm Google có phần nhỉnh hơn. Lấy ví dụ cùng các kỹ sư phần mềm tại Microsoft ở level 67, tức level có thể so sánh với bậc 7 của Google có mức lương, thưởng, cổ phiếu thưởng như sau:

Lương kỹ sư phần mềm Google

ITguru tổng hợp từ Dive, Coding Relic , Levels.fyi và một số nguồn khác

Bạn có biết?


tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất

Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn

Bạn đánh giá bài viết thế nào?

Average rating 5 / 5. Vote count: 5

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: kỹ sư phần mềmlập trình viên phần mềm
Previous Post

21 sai lầm trong sự nghiệp có thể khiến lập trình viên phải hối tiếc

Next Post

Tìm việc Software Engineer: khi Résume là lý do bạn không được gọi phỏng vấn

Thu Ha

Thu Ha

Blogger, writer. 5 year experiences in IT field

Related Posts

great resignation và các nhà phát triển phần mềm

Làn sóng nghỉ việc ồ ạt và những tác động đối với các nhà phát triển phần mềm

April 4, 2022
Làm việc từ xa

23 công ty công nghệ hàng đầu chuyển sang chế độ làm việc từ xa hoặc kết hợp

January 14, 2022
CryptoKitties dapp

Dapp là gì và lộ trình để trở thành một nhà phát triển ứng dụng phi tập trung

December 16, 2021
Đúng với tên gọi, GDG DevFest HCMC 2021 sẽ không thể là một kì hội dành cho người yêu công nghệ nếu thiếu đi các phiên chia sẻ đến từ những chuyên gia đầu ngành. 

GDG DevFest HCMC 2021 và Những Chủ đề Công nghệ Nóng hổi

December 7, 2021
Mở Màn Bí Mật Xoay Quanh DevFest HCMC 2021 (GDG DevFest)

Mở Màn Bí Mật Xoay Quanh DevFest HCMC 2021

November 24, 2021
NFT là gì

NFT là gì và cơ hội nghề nghiệp của các developer trong lĩnh vực này

November 16, 2021
Next Post
Không được mời phỏng vấn

Tìm việc Software Engineer: khi Résume là lý do bạn không được gọi phỏng vấn

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About ITGuru.vn

  • Trang Chủ ITguru.vn
  • Về chúng tôi
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy định bảo mật
  • Quy chế hoạt động
  • Liên hệ ITguru

Nhà tuyển dụng

  • Đăng tuyển

Người tìm việc

  • Việc làm IT
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT