Điều gì làm bạn ghét nhất khi xin việc ở vị trí UX designer? Viết bản sơ yếu lý lịch (CV) UX designer hay tạo ra một portfolio đáng chú ý? Việc phỏng vấn sơ tuyển qua điện thoại hay việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn có làm bạn khó chịu ? Nếu bạn đã từng viết qua một thư xin việc UX Designer, ắt hẳn bạn sẽ biết câu trả lời.
Ngay cả các UX designer có kinh nghiệm vẫn có thể gặp khó khăn khi viết cover letter cho vị trí thiết kế UX. Thật không dễ dàng để trình bày tất cả các kỹ năng và kinh nghiệm thiết kế chỉ trong một đoạn văn ngắn gọn súc tích. Hơn nữa, cần thể hiện niềm đam mê của mình với công việc mà bạn đang ứng tuyển qua lời văn trong thư.
Vậy bí quyết để viết một cover letter mà có thể giúp bạn ứng tuyển vào vị trí thiết kế UX là gì? Cần phải lưu ý những điều cốt lõi nào? Phải viết như thế nào mới đúng? Liệu các nhà tuyển dụng có đọc nó hay không? Liệu một lá thư xin việc có làm bạn trở nên khác biệt so với những ứng viên khác ? Phải trình bày như thế nào mới là thích hợp? Có cần thiết phải viết cover letter hay không? Hay nó chỉ là yếu tố phụ trong hành trình tìm việc?
Bài viết này sẽ trả lời tất cả những câu hỏi nêu trên, đồng thời hướng dẫn cách thích hợp để viết một thư xin việc cho vị trí UX designer.
Thư xin việc UX designer là gì?
Cover letter rất có giá trị trong việc làm cho kỹ năng và kinh nghiệm của bạn vể lĩnh vực UX design nổi bật. Trong thư, bạn có thể giải thích lý do tại sao bạn đam mê vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Thư xin việc còn có khả năng giúp nhà tuyển dụng quyết định ai sẽ được gọi phỏng vấn.
Nhìn chung, nhà tuyển dụng luôn muốn chọn những ứng viên có kỹ năng và hứng thú với công việc vì quá trình tuyển chọn quá nhiều ứng cử viên sẽ rất tốn thời gian và chi phí.
Sự khác biệt giữa cover letter và cover page là gì?
Bạn có thể nghe thấy thuật ngữ cover page rất nhiều, nhưng đừng bị đánh lừa bởi tên của nó. Cover letter thường được gửi cùng với resume của các ứng cử viên, trong khi các cover page, thường được gọi là “title page”, được sử dụng trong một loạt các dự án, bao gồm các kế hoạch / đề xuất kinh doanh, báo cáo chuyên nghiệp, sách trắng (White Paper), album, vv.. Và vì vậy, cách thể hiện nội dung phải khác.
Có một thuật ngữ khác có thể gây nhầm lẫn; cụ thể là “cover sheet”. Cụm từ này nhằm chỉ những tài liệu bạn gửi cùng với fax để cung cấp thêm thông tin cho người nhận.
Tại sao bạn cần cover letter khi xin việc UX designer?
Đừng lãng phí thời gian chỉ để băn khoăn về việc nhà tuyển dụng có đọc thư xin việc hay không. Có đọc chứ, trừ khi nhà tuyển dụng không cần tuyển vị trí đó nữa.
Các ứng cử viên UX designer cần chú trọng vào portfolio và kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên, một cover letter có thể là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại giữa hai ứng viên có năng lực ngang nhau. Đơn giản là vì một người thể hiện nhiệt huyết với công việc thông qua cover letter, còn người kia thì không.
Hầu hết các công ty (đặc biệt là những công ty lớn) có thể không có thời gian để đọc cover letter của tất cả mọi ứng viên, nhưng nếu họ đọc hết thì đó là cơ hội để bạn thể hiện niềm hứng thú cũng như lý do tại sao bạn sẽ là một ứng viên thích hợp với nhu cầu xét tuyển của họ.
Nelson Taruc, Giám đốc thiết kế tại Lextechsa, đã đưa ra quan điểm về cover letter:
“Tôi tin rằng một lá thư xin việc được viết kỹ lưỡng theo cách riêng của bạn sẽ là lợi thế lớn nhất giúp bạn trở nên khác biệt so với nhóm ứng viên còn lại.
Portfolio chỉ ra những kỹ năng của bạn và làm nổi bật những thành tựu bạn đạt được, nhưng nó không thể kể câu chuyện sinh động về bạn – và quan trọng hơn là câu chuyện đó phù hợp với nhu cầu của công ty.
Cách để viết một cover letter dành cho vị trí UX designer
Sau đây là một vài lời khuyên để viết những lá thư xin việc vị trí UX designer độc đáo và nhận được sự chú ý từ các công ty lớn. Các bạn có thể tham khảo lá thư mẫu dưới đây.
Chào chị Thu,
Tôi cảm thấy rất hứng thú với vị trí Product Designer tại ITguru.vn và nhận thấy mình cũng phù hợp với các yêu cầu công việc mà công ty đã đưa ra. Với 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế UX chuyên về các website tuyển dụng, tôi tin là mình có đủ khả năng để đảm nhiệm vị trí này và có thể mang lại nhiều lợi ích như A, B, C (bạn có thể liệt kê ở đây) … cho công ty.
Hiện tại, tôi đã hoàn thành được các dự án X và Y (là những dự án quan trọng) và đem lại doanh thu là Z.
Hơn nữa, yêu cầu về kỹ năng X của công ty hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành Y của tôi. Dưới đây là một ví dụ.
Tôi muốn tìm hiểu thêm về việc đóng góp cho ITguru.vn và hi vọng sẽ được trao đổi thêm với chị về vấn đề này.
Trân trọng,
Minh Nguyễn
Có một số điều đặc biệt trong cover letter mẫu phía trên.
1. Nguyên tắc cốt lõi để viết một lá thư xin việc.
Chỉ có hơn 100 từ trong thư xin việc này. Nhưng tất cả đều gắn kết với nhau để hiển thị thông tin chính yếu một cách rõ ràng. Có 3 nguyên tắc để viết thư xin việc.
Trình bày ý rõ ràng, hợp lý.
Đừng bao giờ viết dài dòng rối rắm. Chỉ cần viết tập trung vào ý cốt lõi. Định dạng chung cho cover letter là: giải thích lý do tại sao bạn chọn công việc này ở công ty, tại sao bạn là ứng viên phù hợp, đồng thời cho thông tin liên lạc. Đây là 3 điều này rất cần thiết trong một cover letter.
Viết ngắn gọn, súc tích.
Thư xin việc của bạn không nên quá dài, tối đa khoảng 1 trang. Hãy chắc chắn rằng thư xin việc của bạn ngắn gọn và tập trung vào ý chính.
Tạo nét khác biệt riêng cho bạn thông qua thư xin việc.
Cover letter của bạn là một cánh cửa mà nhiều nhà tuyển dụng sử dụng để hiểu thêm về nhân cách của ứng viên. Bạn có thể cá nhân hóa một số từ của riêng bạn, nhưng hãy cẩn thận đừng để lời văn quá đơn điệu, hoặc quá suồng sã. Cover letter nên mang nét riêng độc đáo lẫn chuyên nghiệp.
2. Lời chào
Hãy trình bày phần chào hỏi của cover letter càng cụ thể càng tốt. Bạn nên tra cứu để tìm ra tên của người quản lý của công ty mà bạn dự định ứng tuyển. Nhờ đó, bạn có thể gây ấn tượng mạnh với cách xưng hô cụ thể như là “Chào chị Thu” như trong ví dụ ở trên hơn những kiểu xưng hô chung chung như “Chào Ông/ Bà”, “Xin chào,”.
3. Câu đầu tiên rất quan trọng
“Tôi cảm thấy rất hứng thú với vị trí Product Designer tại ITguru.vn và nhận thấy mình cũng phù hợp với các yêu cầu công việc mà công ty đã đưa ra. Với 2 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp sản xuất ấm trà, tôi tin là mình có đủ khả năng để đảm nhiệm vị trí này và có thể mang lại nhiều lợi ích như A,B,C … cho công ty.”
Bạn cần phải thu hút sự quan tâm của người đọc ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hàng ngàn UX designer thể hiện mong muốn có một công việc ở ngay câu đầu tiên: “Tôi đang xin việc ở vị trí…” hoặc “Tên của tôi là ____ và tôi đang xin việc ở vị trí X” hay “Tôi là một nhà thiết kế tài năng, đầy đam mê tìm kiếm một công việc.
Những câu trên hơi thừa thải vì người tuyển dụng đã biết là bạn đang tìm kiếm một công việc nên họ không cần phải nghe điều đó thêm một lần nữa.
Bạn cần phải tìm ra một cách mở đầu hấp dẫn hơn. Ví dụ, có thể bắt đầu bằng cách nói rằng bạn là người tiêu dùng cảm thấy rất hài lòng về sản phẩm của họ hoặc bạn có kinh nghiệm thực tập với công ty từ thời đi học. Tuy nhiên, nếu bạn không trải nghiệm những điều đó, hãy trung thực. Hãy tận dụng những giá trị độc đáo riêng biệt của chính mình để ứng tuyển thành công.
4. Hãy cho biết những gì bạn đã làm thay vì đề cập đến những gì bạn muốn làm ở các câu tiếp theo trong cover letter.
“Hiện tại, tôi đã hoàn thành được các dự án X và Y (là những dự án quan trọng) và đem lại doanh thu là Z.
Hơn nữa, yêu cầu về kỹ năng X của công ty hoàn toàn phù hợp với chuyên ngành Y của tôi. Dưới đây là một ví dụ.”
Trong phần tiếp theo, bạn cần thực sự cẩn thận. Hãy đặt mình vào vị trí của người tuyển dụng và suy nghĩ, công ty của tôi cần gì? Ứng viên này có thể đem đến lợi ích gì cho công ty?
Nếu bạn làm như vậy, bạn sẽ biết những gì bạn cần chứng minh. Thứ nhất, kỹ năng của bạn, thứ hai, kinh nghiệm làm việc của bạn, thứ ba, làm thế nào bạn có thể sử dụng các kỹ năng của mình để đóng góp cho công ty mà bạn đang ứng tuyển.
5. Thể hiện sự chân thành của bạn một lần nữa vào cuối thư.
“Tôi muốn tìm hiểu thêm về việc đóng góp cho ITguru.vn và hi vọng sẽ được trao đổi thêm với chị về vấn đề này.”
Hãy cho thấy bạn đã sẵn sàng để đóng góp cho công ty. Hãy trung thực, hào hứng và lạc quan. Dưới đây là một số mẫu câu có thể sử dụng để kết thư:
- Cảm ơn anh/chị rất nhiều vì đã dành thời gian đọc thư xin việc.
- Tôi rất vui nếu được thảo luận thêm với anh/ chị sớm.
- Rất mong nhận được sự phản hồi từ anh/ chị.
- Anh/ chị có thể tìm hiểu thêm về kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn của tôi thông qua sơ yếu lý lịch và portfolio mà tôi đã gửi đính kèm.
- Tôi muốn áp dụng chuyên môn của mình trong thiết kế và kinh nghiệm hợp tác trong các nhóm sản xuất để giúp anh/ chị xây dựng sản phẩm của mình.
6. Các bí quyết khác.
- Nghiên cứu công ty trước khi nộp đơn. Những trang web tìm hiểu về công ty như Glassdoor, Haymora.com… có thể giúp bạn.
- Không sử dụng một mẫu thư xin việc cho tất cả các đơn ứng tuyển, bạn nên điều chỉnh từng trang bìa cho vị trí công việc mà bạn ứng tuyển.
- Kiểm tra chính tả và ngữ pháp. Bạn có thể nhờ một hoặc hai người bạn giúp bạn. Có những lỗi rất cơ bản mà khi đọc đi đọc lại bạn cũng không thể tìm ra.
- Sử dụng cùng một phông chữ và màu sắc sao cho sơ yếu lý lịch và portfolio của bạn phù hợp với cover letter. Không sử dụng các phông chữ không chuyên nghiệp như comic sans, handwritten hoặc cute fonts.
- Luôn cập nhật trang web cá nhân, và hồ sơ Linkedin hoặc Facebook thường xuyên.
- Tập trung vào cách bạn có thể mang lại giá trị cho công ty, chứ không phải làm thế nào bạn có thể phát triển được ở đây.
Hy vọng những mẹo nhỏ bên trên giúp được các bạn việt được một thư xin việc ấn tượng khi tìm việc việc UX designer. Nếu bạn có những mẹo nào hay hãy để lại trong phần comments bên dưới nhé. Và đừng quên ghé thăm ITguru.vn để tìm được những vị trí thiết kế UI UX đang được được tuyển.
Theo Mockplus
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn