• Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Kỹ năng tìm việc
  • Công nghệ
  • Lương-Xu hướng

Bức tranh toàn cảnh về nhu cầu tuyển dụng và mức lương software developer năm 2021

Thu Ha by Thu Ha
January 5, 2022
in Lương bổng phúc lợi, Xu hướng tuyển dụng ngành IT
0
0
Bức tranh toàn cảnh về nhu cầu tuyển dụng và mức lương software developer năm 2021
0
SHARES
4.7k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Software developer là một nghề luôn hot trên thị trường  việc làm IT. Phát triển phần mềm là một lĩnh vực đa dạng, cạnh tranh, không ngừng phát triển khi các ngôn ngữ và framework liên tục phát triển. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về công việc, nhu cầu thị trường việc làm, lương bổng của software developer, những người được săn đón nhiều nhất hiện nay.

Thực tế, để hiểu rõ về nhu cầu tuyển dụng, mức lương của software developer là rất khó vì có quá nhiều yếu tố cần tính đến. Bài này mong muốn mang đến cho bạn một cái nhìn rõ ràng nhất qua những số liệu và thông tin từ những nguồn uy tín.

1/ Thị trường nhân lực phát triển phần mềm như thế nào trong 10 năm qua? 

Theo báo cáo “thị trường nhân lực ngành CNTT” của Vietnamworks (VNW), thị trường việc làm ngành CNTT đã tăng trưởng mạnh sau 10 năm của thập kỷ nhưng tỉ lệ phân bổ giữa các nhóm ngành phổ biến hầu như không có sự thay đổi. Trong đó, chiếm tỉ lệ cao nhất là nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành Phát triển phần mềm.

Nhu cầu tuyển dụng software developer thập niên 2010
Nhu cầu tuyển dụng software developer thập niên 2010. Nguồn: Vietnamworks

Cụ thể hơn, tỉ lệ tuyển dụng Software developer chiếm đến 58% nhu cầu tuyển dụng trong toàn bộ ngành IT

tỉ lệ tuyển dụng Software developer chiếm đến 58% nhu cầu tuyển dụng trong toàn bộ ngành IT

Trong thị trường việc làm của riêng nhóm ngành Phát triển phần mềm (Software developement), nhu cầu tuyển dụng chuyên môn Software, Mobile, Web, ERP đi kèm kỹ năng lập trình ngôn ngữ JAVA, PHP, .NET luôn chiếm tỉ lệ cao cho thấy thế mạnh của thị trường phát triển phần mềm Việt Nam trong thập kỷ qua nằm ở dịch vụ phần mềm outsource, đặc biệt là phát triển Web App và Mobile App.

Nhu cầu tuyển dụng chuyên môn trong nhóm phát triển phần mềm
Nhu cầu tuyển dụng chuyên môn trong nhóm phát triển phần mềm. Nguồn: Vietnamworks

2/ Nhu cầu tuyển dụng software developer năm 2021

Ngành phát triển phần mềm là một trong những ngành công nghiệp phổ biến và phát triển nhanh chóng. Nhu cầu tuyển dụng các developer đang rất cao, cung không đủ cầu. Tuy vậy đây cũng là một ngành rất cạnh tranh. Bạn có thể cần phải học nhiều ngôn ngữ lập trình và nhiều kỹ năng khác nhau để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. Theo kịp sự phát triển của các framework và ngôn ngữ lập trình phổ biến là chìa khóa để phát triển. Hãy cùng xem bức tranh tổng thể về việc làm trong ngành phát triển phần mềm trên thế giới và Việt Nam

Nhu cầu tuyển dụng software developer trên thế giới

Là một trong số ít lĩnh vực việc làm có mức tăng trưởng gần như không đổi trong thập kỷ qua, phát triển phần mềm phải đối mặt với những thách thức mới trong đại dịch COVID-19, cho cả những người làm việc trong lĩnh vực này và cả nhà tuyển dụng. Nhưng trong thời kỳ đại dịch, các developer càng trở nên quan trọng hơn, vì chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều vào phần mềm trong cuộc sống hàng ngày.  Nhân sự phát triển phần mềm đã không bị cắt lực ồ ạt hay cắt giảm lương như một số ngành khác. Trên thực tế, số lượng công việc của nhà phát triển phần mềm đã tăng lên. Nghiên cứu Nhân khẩu học và Dân số Nhà phát triển Toàn cầu năm 2020 (2020 Worldwide Developer Population and Demographic Study) của Evans Data cho thấy số lượng các developer trên toàn thế giới tiếp tục tăng thêm 500.000 vào năm 2020, đạt tổng số 24,5 triệu. COVID-19 đã làm chậm tốc độ tăng trưởng đó, xuống còn 2,4% so với 4% dự đoán.

Sau thời gian sụt giảm, việc tuyển dụng công nghệ đã tăng trở lại vào cuối năm 2020. Riêng tại Mỹ, việc làm công nghệ đã tăng 391.000 vị trí vào tháng 12, theo hiệp hội ngành CompTIA, trong đó các vị trí phát triển phần mềm và nhà phát triển ứng dụng chiếm đến 62,900 vị trí.

Các nhà nghiên cứu của Evans Data dự đoán: “Khi các công ty trên toàn thế giới thích ứng với những thay đổi liên quan đến các môi trường làm việc khác nhau, tốc độ tăng số lượng các developer dự kiến ​​sẽ tăng lên trong những năm tới”.

Tuyển dụng developer tại Việt Nam

Tại Việt Nam, cũng theo báo cáo của Vietnamworks, nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành phát triển phần mềm đã tăng hơn 4 lần sau thập niên 2010. Giai đoạn chuyển giao từ nửa đầu thập kỷ sang nửa sau thập kỷ nhóm ngành phát triển phần mềm có sự tăng trưởng đáng kể (2013-2015). Biểu đồ dưới đây được biểu diễn theo tổng hợp 27 công việc phát triển phần mềm phổ biến nhất.

Nhìn chung, nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành phát triển phần mềm có tốc độ tăng trưởng cao, tỉ lệ tăng tuy có giảm trong 3 năm cuối thập kỷ nhưng dự đoán vẫn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Nhu cầu tuyển dụng software developer
Nhu cầu tuyển dụng software developer. Nguồn Vietnamworks

*Lưu ý trong biểu đồ trên:

  • b là nhóm phát triển phần mềm theo quy định trong báo cáo
  • Biểu đồ phản ánh tỉ lệ phát triển chứ không phải số lượng vị trí tuyển dụng

3/ Những vị trí được săn lùng nhiều nhất trong ngành phát triển phần mềm

Tại Mỹ, nhu cầu về các vai trò nhà phát triển phần mềm như web developer, full-stack developers và cloud engineers đã tăng gần 25% từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2019 đến tháng 4 đến tháng 10 năm 2020, theo phân tích của LinkedIn. Nhu cầu về kỹ sư học máy và chuyên gia trí tuệ nhân tạo cũng rất cao vào năm 2020, tăng 32% so với cùng kỳ. Tương tự, ở Anh, các vai trò kỹ thuật này đã chứng kiến ​​nhu cầu hàng năm tăng đột biến khoảng 45% so với cùng kỳ.

Tại Việt Nam theo báo cáo của Vietnamworks, các công việc phát triển phầm mềm có nhu cầu tuyển dụng tăng cao nhất qua từng năm là AI Developer, Embedded System Developer và ERP Developer, tính từ năm 2010. Lưu ý đây là tỉ lệ tăng trưởng chứ không phải số lượng:

Một số công việc phát triển phần mềm phổ biến
Nguồn: Vietnamworks

Còn theo báo cáo của Topdev năm 2020 vể những kỹ năng được săn đón tại Việt Nam  là back-end, full-stack và front-end developer:

các vị trí software developer được tuyển nhiều nhất
Nguồn: topdev

5/ Những kỹ năng thiết yếu của software developer trong năm 2021

Quyết định kỹ năng và ngôn ngữ nào để đầu tư thời gian của bạn chưa bao giờ là một môn khoa học chính xác đối với các kỹ sư phần mềm, nhưng có một số hướng đi rõ ràng cho những ai muốn cải thiện các kỹ năng của mình và đi đúng hướng. Ngoài những kỹ năng mềm luôn cần phải có thì bạn cần chú ý những kỹ năng về kỹ thuật sau đây:

Trong khi các ngôn ngữ lập trình hiện đại như Go, Rust và Dart đã trở nên phổ biến trong vài năm qua, nhu cầu về kiến ​​thức chuyên môn với các ngôn ngữ lâu đời như Java và JavaScript vẫn còn rất cao. Trên thực tế, Java vẫn là kỹ năng được các nhà tuyển dụng yêu cầu nhiều thứ hai, sau SQL, theo phân tích từ trang việc làm nổi tiếng Indeed.

Theo Indeed, lập trình Python đã nhanh chóng vươn lên trở thành kỹ năng được yêu cầu nhiều thứ ba. Theo PayScale, mức lương trung bình cho một nhà phát triển thành thạo Python cao hơn so với mức lương của các nhà phát triển Java.

Về back-end, containers và đám mây là những kỹ năng rất cần thiết. Bộ kỹ năng phổ biến nhất ở đây là sự thành thạo với Amazon Web Services (AWS) cloud stack, lý tưởng là với một số kiến ​​thức chuyên môn về Docker và Kubernetes.

Phân tích của Indeed cho thấy tin tuyển dụng cho các nhà phát triển thành thạo AWS đã tăng gấp 5 lần từ năm 2014 đến năm 2019, vượt xa nhu cầu của Microsoft Azure và Google Cloud Platform. Nhu cầu về kỹ năng Docker cũng tăng 4,162% kể từ năm 2014 và Docker được liệt kê trong hơn 5% tổng số các bài đăng tuyển dụng công nghệ ở Mỹ vào năm 2019.

Cuối cùng, nếu bạn có thể thể hiện sự thành thạo với cả công nghệ front-end và back-end, bạn có thể sẽ tăng cơ hội của mình hơn nữa. Theo Báo cáo kỹ năng dành cho nhà phát triển năm 2020 (HackerRank’s 2020 Developer Skills Report) của HackerRank, các nhà tuyển dụng tại các công ty thuộc mọi quy mô “đồng ý rằng các full-stack developer là ưu tiên hàng đầu” với 38% trong số họ nói rằng đó là vai trò số 1 họ cần phải tuyển trong năm 2020.

vị trí software developer cần tuyển
Nguồn: HackerRank

Theo báo cáo Tech Recruiting Survey cũng của HackerRank, full-stack developer cũng là vị trí khó tuyển nhất với các công ty ở mọi quy mô

Fulls-tack developer
Nguồn: HackerRank’s Tech Recruiting Survey

Kỹ năng được tìm kiếm nhiều ở software developer tại thị trường Việt Nam

Theo báo cáo của Vietnamworks, có nhiều biến động hơn trong tỉ lệ phân bổ qua từng năm. Các kỹ năng lập trình phổ biến nhất trong thập kỷ qua gồm lập trình với ngôn ngữ .NET, JAVA và PHP. Nhu cầu tuyển dụng JavaScript Developer cũng tăng mạnh độ phổ biến giai đoạn nửa sau thập kỷ. Trong khi đó, Android và iOS lại phổ biến nhất ở giai đoạn giữa thập kỷ, tương ứng với chuyên môn Mobile, đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của phát triển ứng dụng di động.

Kỹ năng được tìm kiếm nhiều ở developer tại thị trường Việt Nam
Nguồn: vietnamworks

Hiện nay, 3 ngôn ngữ lập trình được các nhà tuyển dụng săn đón trong ngành phát triển phần mềm là Java, JavaScript và .NET, theo báo cáo này

Java, JavaScript và .NET

Theo Topdev, các kỹ năng được các nhà tuyển dụng mong chờ nhiều nhất ở software developer có liên quan đến machine learning, trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn. Cũng theo báo này, ở thời điểm hiện tại, dù có rất nhiều công nghệ ra đời và trở nên ngày càng có tầm ảnh hưởng hơn, nhưng Javascript vẫn là ngôn ngữ được dùng nhiều nhất, kế đó là Java, PHP, Python và C#.

kỹ năng được các nhà tuyển dụng mong chờ nhiều nhất ở software developer
Nguồn: topdev

Mức lương của software developer

Quay lại báo cáo của Thị trường nhân lực CNTT 2020 của VNW, Data Scientist có mức lương cao nhất nhóm Khoa học dữ liệu ($1365) và ở nhóm Phát triển phần mềm là CRM Developer ($1462). Nhìn chung, hai nhóm ngành đều có mức lương trung bình dao động từ khoảng $750 đến khoảng $1500.

Năm công việc phát triển phần mềm có mức lương trung bình cao nhất hiện tại theo thứ tự từ trên xuống gồm: CRM, Blockchain, Machine Learning/AI, ERP và DevOps. Có thể thấy kỹ sư phần mềm lĩnh vực High-tech luôn nhận được mức lương hậu hĩnh nhất, nguyên do chính cho điều này vẫn là sự thiếu hụt nhân lực đáp ứng được yêu cầu chuyên môn cao của các công việc này.

Mức lương software developer
Nguồn: Vietnamworks

Lương của software developer theo cấp bậc và kinh nghiệm

Theo Thị trường nhân lực CNTT 2020 của VNW, cấp bậc và Số năm kinh nghiệm có tác động đến mức lương của Software Developer theo tỉ lệ thuận. Mức lương thấp nhất ở cấp bậc Intern ($282) và từ 0 đến dưới 2 năm kinh nghiệm ($438). Mức lương cao nhất thuộc cấp bậc Manager ($1400) và nhóm Software Developer có trên 10 năm kinh nghiệm ($1298).

Bên cạnh đó, Số năm kinh nghiệm và Cấp bậc của Software Developer cũng tác động qua lại nhưng không hoàn toàn quyết định lẫn nhau. Ví dụ, khả năng cao một Software Developer có từ 05 đến trên 10 năm kinh nghiệm hiện làm việc ở cấp bậc Senior hoặc các cấp quản lý, và có mức lương dao động từ $1000-$1600.

Lương software developer theo năm kinh nghiệm
Nguồn: Vietnamworks

Trong một khảo sát khác cũng cũng của Vietnamworks “Talent Guide 2021”, lương của software engineer theo kinh nghiệm như sau:

  • Kinh nghiệm Từ 1-5 năm: lương từ 700 USD – 1500 USD (miền Bắc thấp hơn: 600 USD – 1200 USD)
  • Từ 5-10 năm: 1500 USD – 2000 USD
  • Từ 10-15 năm: 1800 USD -2500 USD

Adecco cũng cho ra mắt báo cáo “Salary Guide 2021” đã làm xôn xao mặt báo thời gian qua. Theo đó lương của software engineer như sau:

  • Kinh nghiệm 1- 5 năm: 45 – 60 triệu VND
  • Kinh nghiệm trên 5+: lương từ 60 – 120 triệu VND

Lương của software developer theo ngôn ngữ lập trình và framework

Lương theo ngôn ngữ lập trình hay framework phổ biến của lập trình viên mới vào nghề:

lương junior software developer
Nguồn: Vietnamworks

Với những software developer đã có kinh nghiệm, theo báo cáo của VNW, nhìn chung, không có quá nhiều khác biệt trong phân bố lương của Senior Developer ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 75% nhân lực ở cả hai khu vực có mức lương trên $700/tháng. Tuy nhiên, mức lương phổ biến tại Hà Nội chỉ dao động trong khoảng $672-$1176, trong khi con số này tại Tp. Hồ Chí Minh là $714-$1255.

Lương senior developer
Nguồn: Vietnamworks

Với khả năng ứng dụng đa dạng, C#, JAVA và JavaScript hiện là 03 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Cả 03 ngôn ngữ đều có khoảng lương khá rộng và các mức lương chuẩn của mỗi ngôn ngữ không chênh lệch nhau nhiều. Ví dụ, 50% nhân lực thông thạo ngôn ngữ lập trình JAVA có mức lương từ $772 – $1344, ở JavaScript là $630 – $1260 và C# là $630 – $1176.

Lương theo ngôn ngữ lập trình của software developer
Nguồn: Vietnamworks

50% nhân lực thông thạo Node.js có mức lương từ $723 – $1388, ở Spring là $840 – $1302 và Angular là $714 – $1418. 03 framework/platform phổ biến nhất hiện tại tương thích với 03 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất (Node.js và Angular hỗ trợ JavaScript, Spring hỗ trợ JAVA), vì thế mức lương cũng có sự liên quan mật thiết.

Lương software developer theo framework
Nguồn: vietnamworks

Mức lương software developer trong các công ty startup

Một khảo sát gần đây của Monk’s Hill Ventures cho thấy một bức tranh về mức lương của các công ty khởi nghiệp về công nghệ. Để thực hiện khảo sát này các nhân viên của Monk’s Hill Ventures đã phỏng vấn 20 nhà sáng lập, 175 nhà quản lý trong các công ty startup công nghệ đã huy động vốn đầu tư mạo hiểmtại các thị trường Vietnam, Singapore và Indonesia. So với hai thị trường việc làm còn lại, mức chênh lệch lương cho các vị trí cấp cao so với các vị trí cấp dưới là cao nhất ở Việt Nam đối với cả nhân tài công nghệ và phi công nghệ, cho thấy tiềm năng tăng lương mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ Việt Nam, báo cáo này cho biết.

Cũng theo báo cáo này, các full-stack developer có phạm vi trả lương rộng nhất do họ sở hữu nhiều kỹ năng. Tại các thị trường như Indonesia và Việt Nam, mức lương khởi điểm có thể thấp. Tuy nhiên, lương các software developer nhanh chóng tăng với một vài năm kinh nghiệm. Ví dụ, trong khi mức lương khởi điểm của hầu hết các kỹ sư cấp dưới ở Việt Nam có thể thấp, họ nhanh chóng tăng lên tầm 700 USD – 1.200 USD với 1-2 năm kinh nghiệm.

Vai trò kỹ thuật ở Việt Nam được trả nhiều hơn đáng kể so với Indonesia. Mức lương trung bình cho kỹ sư frontend, backend và full-stack ở Việt Nam cao hơn 2,5 lần so với Indonesia. Không có gì ngạc nhiên khi các kỹ sư Singapore được trả lương cao nhất trên tất cả các thị trường.

Dưới đây là lương của front-end, back-end và devops trong các công ty startup:

Lương software developer trong starup
Nguồn: Monk’s Hill Ventures

Lương của mobile, full-stack developer.. trong công ty starup:

Lương của mobile, full-stack developer trong công ty starup
Nguồn: Monk’s Hill Ventures

Kết luận

Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin thú vị về lương, công việc của các software developer. Tùy vào đối tượng khảo sát, phương pháp khảo sát, số lượng được khảo sát.. mà các số liệu có thể khác nhau nhưng nhìn chung chúng cho ta thấy được một bức tranh tổng thể của ngành này. Dựa vào các thông tin có được bạn cũng có thể định hướng cho mình để phát triển đúng hướng trong con đường phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực phát triển phần mềm.

Các nguồn thông tin cho bài viết:

1/ Báo thị trường nhân lực ngành CNTT 2020 của Vietnamworks

2/ Báo cáo thị trường IT 2020 của Topdev

3/ The Southeast Asia Tech Talent report của Monk’s Hill Ventures

4/Software developer jobs outlook for 2021 của Infoword

5/ Báo cáo Tech Recruiting Survey cũng của HackerRank

6/”Salary Guider 2021″ của Adecco

7/ Ảnh cover: Image by mohamed Hassan from Pixabay

Bạn có biết?


tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất

Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn

Bạn đánh giá bài viết thế nào?

Average rating 5 / 5. Vote count: 24

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: đàm phán lươnglập trình viên lương caolương cao lập trình viênlương lập trình big datalương lập trình viênlương lập trình viên ITlương lập trình viên máy họclương ngành ITLương trung bình của lập trình viên tại Việt Nammức lương của kỹ sưmức lương và phúc lợi
Previous Post

11 bài học quý giá trong quản lý dự án phát triển phần mềm

Next Post

Những kỹ năng của kỹ sư QA trong phát triển phần mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm

Thu Ha

Thu Ha

Blogger, writer. 5 year experiences in IT field

Related Posts

great resignation và các nhà phát triển phần mềm

Làn sóng nghỉ việc ồ ạt và những tác động đối với các nhà phát triển phần mềm

April 4, 2022
Lương ngành kỹ thuật phần mềm

Tìm hiểu mức lương của các vị trí trong lĩnh vực phát triển phần mềm

August 17, 2021
mẹo đàm phán lương dành cho software developers

5 điều cân nhắc khi đàm phán lương dành cho nhà phát triển phần mềm

September 23, 2021
tuyển lập trình viên

Tại sao các công ty phần mềm có thể để vuột mất các lập trình viên giỏi khi tuyển dụng?

May 22, 2021
Cơ sở dữ liệu mongodb

Tại sao Mongodb là cơ sở dữ liệu bạn nên tìm hiểu và cơ hội nghề nghiệp cùng CSDL này

March 30, 2021
kỹ năng IT

6 kỹ năng IT nóng nhất 2021, theo các CIO hàng đầu

March 9, 2021
Next Post
kỹ sự đảm bảo chất lượng phần mềm

Những kỹ năng của kỹ sư QA trong phát triển phần mềm mà nhà tuyển dụng tìm kiếm

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About ITGuru.vn

  • Trang Chủ ITguru.vn
  • Về chúng tôi
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy định bảo mật
  • Quy chế hoạt động
  • Liên hệ ITguru

Nhà tuyển dụng

  • Đăng tuyển

Người tìm việc

  • Việc làm IT
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT