Theo khảo sát, có đến 80% CV không hiểu những gì mà nhà tuyển dụng cần. Được xem là “tấm vé” vào cuộc phỏng vấn, tuy nhiên nếu CV của bạn không đáp ứng những yêu cầu của nhà tuyển dụng, cuộc hẹn phỏng vấn sẽ là điều quá xa vời.
Trong bài viết sau đây, Itguru sẽ giúp bạn thấu hiểu “nỗi lòng” nhà tuyển dụng. Họ mong muốn thấy gì ở CV xin việc IT của bạn? Hãy điểm qua 5 điều dưới đây:
1. Nghiên cứu những từ khóa phù hợp
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, nhà tuyển dụng muốn biết bạn có đủ tiêu chuẩn cho vị trí công việc đó hay không bằng cách nhìn tổng thể một vòng quanh CV của bạn. Họ muốn xác định những từ khóa bạn sử dụng trong đó có phù hợp với mô tả công việc?
Vì sao như vậy?
Nhà tuyển dụng đánh giá rất cao những ứng viên có sự đầu tư nghiên cứu và sử dụng những từ ngữ chuyên ngành ở một vị trí công việc nào đó. Nó thể hiện bạn thực sự quan tâm lĩnh vực đó và luôn suy nghĩ đặt mình vào vị trí của một nhân viên thực thụ tại công việc đó.
Vì thế, mỗi khi làm hồ sơ xin việc, bạn nên cẩn thận mổ xẻ thông tin, tạo một danh sách các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho vị trí bạn mong muốn. Cuối cùng, hãy xác định những từ khóa chuyên dùng và sử dụng linh hoạt xuyên suốt sơ yếu lý lịch.
2. Thể hiện rằng, đây không chỉ là 1 công việc mà còn là đam mê
Không hẳn lúc nào ứng viên giỏi nhất đều là người trúng tuyển. Đôi khi, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn người phù hợp nhất. Và trong CV xin việc, bạn nên thể hiện được điều này.
Thông thường, sau 1 vài giới thiệu cơ bản về thông tin cá nhân, bạn sẽ viết một vài câu giới thiệu về bản thân minh. Đây không phải là lúc bạn lặp lại những câu sáo rỗng, dư thừa về việc: Bạn đến từ đâu, bạn bao nhiêu tuổi, bạn học ngành gì. Nên để dành nó để nói về việc tại sao bạn ứng tuyển vào công việc này và bạn khao khát có được công việc này như thế nào. Và bạn sẵn sàng cho mọi thử thách để học hỏi và phát triển bản thân.
Những câu đầu tiên trong CV rất quan trọng. Nếu nó sáo rỗng, nhàm chán thì bạn nghĩ nhà tuyển dụng có còn hào hứng xem tiếp những gì bạn viết trong đó?
Có thể bạn quan tâm:
- Ghi rõ mức lương mong muốn trong CV xin việc – Nên hay Không?
- Điểm mặt 5 lý do CV xin việc khiến bạn bị từ chối phỏng vấn
- [DOWNLOAD] Mẫu CV xin việc dành cho lập trình viên IT đã có kinh nghiệm
3. CV IT chứa những gì thực sự được chắt lọc và liên quan đến vị trí ứng tuyển
Bạn có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhiều kỹ năng…. đương nhiên là điều rất tuyệt vời và sẽ đem đến lợi thế cho bạn. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào đưa hết vào những thông tin này cũng là điều tốt. Trước tiên, nhồi nhét quá nhiều thông tin sẽ khiến CV của bạn dễ bị “ngộp”. Nhà tuyển dụng sẽ mất rất nhiều thời gian và kiên nhẫn đọc hết những điều này. Việc liệt kê quá nhiều sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn đang “spam” CV của bạn và bạn không có định hướng tốt cho nghề nghiệp của mình.
Để phần kinh nghiệm không bị rối rắm mà trở nên rõ ràng nhưng vẫn đầy đủ thì có thể trình bày theo cấu trúc: Job tiitle, Company name, Start & end date (ghi rõ ngày tháng năm), Description (Thành tựu & kỹ năng đạt được)
Để tối ưu phần PR bản thân, bạn nên lựa chọn những kỹ năng mình có và chúng thực sự tốt cho công việc ứng tuyển. Mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những kỹ năng riêng. Gợi ý cho bạn:
- Nhân viên lập trình web: Khả năng tư duy logic, làm việc độc lập, làm việc nhóm, chịu áp lực tốt…
- Lập trình viên Frond-end: Ngoại ngữ tốt, khả năng giải quyết vấn đề, phân tích thông tin…
- Chuyên viên phát triển ứng dụng: Lập trình tốt, tỉ mỉ, sáng tạo, tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, thông thạo ít nhất 1 ngoại ngữ…
- Lập trình game: Thành thạo các ngôn ngữ lập trình, các gói phần mềm, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề…
4. Thể hiện thương hiệu cá nhân và sự hiện diện trực tuyến (nếu có)
Nhà tuyển dụng muốn thấy sự hiện diện trực tuyến của bạn trên website bởi vì nó là cơ hội để họ tìm hiểu kỹ hơn về các ứng viên của mình. Theo khảo sát tuyển dụng xã hội của Jobvite năm 2014 cho thấy, 73% nhà tuyển dụng đã thuê một ứng viên thông qua phương tiện truyền thông xã hội.
Bao gồm cả việc liên kết các tên miền các nhân hoặc hồ sơ online như Twitter, Linkedin. Điều này giúp họ dễ dàng biết cách bạn tạo ra giá trị cho ngành nghề của mình như thế nào? Bạn có tiếng nói ảnh hưởng trong ngành ra sao?
5. Đó chắc chắn là 1 CV xin việc IT không mắc những lỗi cơ bản
Cuối cùng, đừng quên rằng nhà tuyển dụng chỉ chấp nhận những CV:
- Không lỗi chính tả;
- Không lỗi ngữ pháp;
- Không trình bày một cách lộn xộn.
Những tiểu tiết này bạn có thể coi thường nhưng với nhà tuyển dụng, chúng lại khiến CV của bạn mất điểm trầm trọng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã đọc kỹ CV xin việc IT của mình ít nhất 3 lần trước khi gửi đi.
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn