Trong bất kỳ ngành nghề nào, các nhà tuyển dụng luôn có những tiêu chí để tìm kiếm ở các ứng viên khi tuyển dụng. Điều này cũng đúng trong lĩnh vực phần mềm. Dưới đây là những phẩm chất và kỹ năng mà các nhà tuyển dụng thường kiếm nhất ở các kỹ sư phần mềm. Các câu hỏi của họ khi phỏng vấn luôn hướng tới việc bạn có chứng minh được bạn có những phẩm chất này không. Chúng ta cùng xem những phẩm chất đó là gì trong bài viết này.
1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng nhất đối với một kỹ sư phần mềm. Giao tiếp không chỉ giới hạn với các đồng nghiệp về kỹ thuật mà cả những người có kiến thức kỹ thuật hạn chế hoặc không có các kiến thức này.
Điều này quan trọng vì hai lý do. Thứ nhất, là một kỹ sư phần mềm kinh nghiệm, bạn sẽ đóng vai trò là người cố vấn cho các đồng nghiệp, các kỹ sư, developer ít kinh nghiệm hơn. Bạn cần phải giải thích cho họ các khái niệm kỹ thuật bằng những thuật ngữ đơn giản. Hoặc khi bạn đánh giá code cùa một người trong đội, bạn cần có những giải thích rõ ràng tại sao cần cải tiến đoạn code đó. Không có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khó làm tốt được việc này.
Bên cạnh đó, là một kỹ sư phần mềm kinh nghiệm, bạn có một tầm ảnh hưởng nhất định trong đội của bạn. Bạn cần có khả năng truyền bá ý tưởng của mình đến những người khác, thúc đẩy mọi người tham gia vì mục tiêu chung, vì những chương trình hoàn chỉnh, vì mục tiêu code sạch, vì những tiêu chuẩn kỹ thuật cao hoặc bất cứ điều gì mà bạn hướng đến. Nếu bạn không thể truyền đạt ý tưởng của mình một cách hiệu quả, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục người khác rằng ý tưởng của bạn xứng đáng với thời gian mà họ bỏ ra.
2. Quan tâm đến chi tiết
Lưu ý là trong bài này chúng ta đang nói đến các kỹ sư phần mềm kinh nghiệm, không phải các vai trò quản lý với những cách quản lý vi mô và vĩ mô. Tuy nhiên, việc quan tâm đến chi tiết là một đức tính cần có ở một lập trình viên kinh nghiệm
Thói quen này thể hiện trong nhiều khía cạch, nhiều dạng khác nhau trong công việc hàng ngày của một kỹ sư phần mềm. Sự quan tâm đến chi tiết thể hiện trong những đoạn code mà bạn viết ra, qua các đánh giá code mà bạn thực hiện khi review code của người khác. Nếu là một người chú trọng đến chi tiết chắc chắn bạn sẽ kiểm tra kỹ thành quả công việc của mình trước khi gửi cho người khác xem xét. Bạn sẽ có những comment rõ ràng và ý nghĩa, bạn sẽ đặt tên rõ ràng cho các biến và hàm, code của bạn thực sự là code sạch.
Là một developer kinh nghiệm và có sức ảnh hưởng, các thói quen này cũng sẽ ảnh hưởng đến các kỹ sư khác trong quá trình làm việc. Và đó chính là điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở bạn
3. Kiềm chế trí tuệ cảm xúc và có sự trưởng thành
Một kỹ sư phần mềm kinh nghiệm cần hiểu rằng cần phải tách bạch giữa cảm xúc và những đoạn mã của mình. Bạn phải loại bỏ cái tôi ra khỏi bất kỳ cuộc tranh cãi hay thảo luận nào. Hãy hiểu rằng lời chỉ trích về code (nếu có) không phải là những chỉ trích nhắm vào cá nhân. Bạn cũng cần có khả năng trò chuyện với những người khác dù có khó khăn khi nói về chất lượng code, hiệu suất công việc hoặc quản lý các kỳ vọng liên quan đến tiến trình dự án.
Bạn cũng cần phải hiểu, ở vị trí của mình, lời nói và hành động của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Trí tuệ cảm xúc không chỉ bao gồm nhận thức về bản thân mà còn nhận thức về những người xung quanh bạn. Các kỹ sư phần mềm kinh nghiệm nên biết cách đưa ra các phản hồi một cách có xây dựng, nâng cao tinh thần và truyền cảm hứng chứ không phải để làm suy giảm và sa sút tinh thần các đồng nghiệp của mình.
4. Tính khiêm tốn
Dù là người lâu năm trong nghề, bạn cũng không thể biết mọi thứ. Kỹ thuật là một lĩnh vực quá lớn để bất kỳ người nào có thể thông thạo tất cả . Một kỹ sư phần mềm giỏi cần phải hiểu thực tế này và cảm thấy điều đó là bình thường. Bạn không cần phải biết tất cả mọi thứ, nhưng bạn có thể nhận ra khi nào bạn không biết điều gì, khi nào cần giúp đỡ và cách tự tìm câu trả lời cho các câu hỏi.
Sự hiểu biết này dẫn đến sự khiêm tốn. Không có chỗ cho cái tôi trong thế giới kỹ thuật phần mềm. Đừng bao giờ cho rằng mình là người không thể thiếu hoặc cho rằng bạn là người duy nhất có thể thực hiện các nhiệm vụ công việc của mình mà không một ai khác. Hãy nhớ rằng không ai là không thể thay thế, dù bạn làm trong công ty nhỏ hay một công ty cả nghìn nhân viên.
5. Kỹ năng kỹ thuật xuất sắc
Các nhà tuyển dụng không muốn tuyển một người làng nhàng vào đội của họ. Họ không muốn bạn là một mắt xích yếu trong một bánh xích đang lao lên mạnh mẽ. Các kỹ sư phần mềm giỏi cần đặt ra các tiêu chuẩn cao cho cả bản thân và cho những người mà họ làm việc cùng. Bạn cần sử dụng các công cụ hiệu quả, nắm vững và thực thi các tiêu chuẩn lập trình, nắm vững ngôn ngữ và framework mà bạn sử dụng. Như đã nói ở trên, một kỹ sư phần mềm giỏi không phải là người biết mọi thứ nhưng cần nắm rõ những gì họ sử dụng cho công việc.
6. Chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn làm việc
Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm các nhà kỹ sư phần mềm có kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật nhưng cũng có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác. Để làm tốt công việc của mình, chỉ ngôn ngữ lập trình, các technical stack, các framework, kỹ thuật lập trình là không đủ. Bạn cần có kiến thức về lĩnh vực mà bạn làm việc cùng. Hãy xem một ví dụ, nếu bạn làm về các hệ thống ERP, kiến thức của bạn về kế toán, về nhân sự, về các chuyên môn liên quan sẽ giúp bạn rất nhiều so với những người chỉ biết code và code
7. Đam mê học hỏi
Các kỹ sư phần mềm giỏi rất đam mê với công việc của mình. Họ quan tâm và tìm hiểu những kiến thức mới. Họ luôn tìm kiếm những ý tưởng mới thông qua các kiến thức mà mình học hỏi mỗi ngày. Bạn không thể phát triển nếu cứ lấy kiến thức và kinh nghiệm của 5 -10 năm trước áp dụng cho những dự án cần có những kỹ thuật mới nhất.
Kết luận
Để có thể trở thành một ứng viên nổi trội hơn so với các ứng viên khác, bạn cần có nhiều kỹ năng và phẩm chất khác biệt ngoài những kiến thức về chuyên môn. Những kỹ năng này không tự nhiên có mà cần phải qua rèn luyện qua thời gian và sự nổ lực, có chủ đích. Các nhà tuyển dụng không cách này hay cách khác để tìm những phẩm chất đó của bạn trong suốt quá trình tuyển dụng các kỹ sư phần mềm cho team của mình.
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn