• Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
    • Remote work
    • Kỹ năng làm việc IT
    • Developer
    • Data Science – Machine Learning – AI
    • IT gurus
    • Business Analyst
    • Project Manager
    • Thiết kế UIUX
    • IT trong công ty non-tech
  • Kỹ năng tìm việc
    • Tìm việc IT cần biết
    • Phỏng vấn IT
    • Câu hỏi phỏng vấn
    • CV xin việc
    • Đàm phán lương
    • Mô tả công việc
  • Công nghệ
    • Công nghệ ứng dụng IT
    • Ngôn ngữ lập trình
    • Kiến thức công nghệ
  • Lương-Xu hướng
    • Lương bổng phúc lợi
No Result
View All Result
No Result
View All Result
  • Jobs
  • Phát triển nghề nghiệp
  • Kỹ năng tìm việc
  • Công nghệ
  • Lương-Xu hướng

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) làm những công việc gì ?

Minh Vu by Minh Vu
January 5, 2022
in Developer, Kiến thức công nghệ, Tìm việc IT cần biết
0
0
Kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm

0
SHARES
27.1k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Kỹ sư phần mềm, họ là ai?

Kỹ sư phần mềm (Software Engineer) là những người có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ lập trình, phát triển phần mềm, hệ điều hành máy tính. Ứng dụng những nguyên tắc, công nghệ trong từng giai đoạn phát triển phần mềm (Software Development Life Cycle), họ tạo ra sản phẩm phần mềm và các hệ thống khác trên máy tính. Các kỹ sư phần mềm sử dụng các kĩ thuật toán học, khoa học, công nghệ, thiết kế và thường phải kiểm tra, đánh giá phần mềm của mình hoặc của người khác. Kỹ sư phần mềm thường có bằng cấp về khoa học máy tính. Họ có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, họ luôn muốn chủ động trong tìm kiếm, học hỏi những kiến thức mới và có kĩ năng giao tiếp.

Các kỹ năng của kỹ sư phần mềm

Kỹ sư phần mềm cần nắm vững những kỹ năng, kiến thức công nghệ liên quan đến công việc của họ:

  • Viết code và lập trình (Programming & coding). Lưu ý sự khác nhau giữa hai công việc này.
  • Nền tảng của ngành khoa học máy tính.
  • Thiết kế và kiến trúc phần mềm.
  • Giải thuật và cấu trúc dữ liệu.
  • Phân tích thông tin, yêu cầu.
  • Tìm kiếm và sửa lỗi (debugging) phần mềm.
  • Kiểm thử (testing) phần mềm, đảm bảo phần mềm chạy đúng yêu cầu, được tối ưu hóa và không bị lỗi.

Ngoài ra, những kỹ năng mềm cũng quan trọng đối với các kỹ sư phần mềm:

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và suy luận logic.
  • Làm việc nhóm và quản lý nhóm
  • Kỹ năng lập kế hoạch
  • Kỹ năng hướng dẫn, đào tạo
  • Kỹ năng giao tiếp, trình bày (presentation skill)
  • Kỹ năng quản lý dự án
  • Kỹ năng ra quyết định & quản lý rủi ro.
Kỹ năng của kỹ sư phần mềm
Kỹ năng của kỹ sư phần mềm

Ảnh nguồn: Accesa

Nhiệm vụ của kỹ sư phần mềm khi làm việc với khách hàng

  • Xác định các yêu cầu của các chương trình máy tính cần phát triển.
  • Thiết kế chương trình và miêu tả nó trông như thế nào và hiểu rõ cảm nhận của người dùng cuối cùng.
  • Kết nối với các lập trình viên để viết code.
  • Kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi nó được chuyển cho người dùng cuối để sử dụng.
  • Chịu trách nhiệm cung cấp các bản cập nhật phần mềm thường xuyên và kiểm tra bảo trì.

Cơ hội và mức lương kỹ sư phần mềm

Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công Nghệ Thông Tin (CNTT) ngày càng tăng, và ngành CNTT luôn có sức hấp dẫn. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Theo một báo cáo của Evans Data Corporation, số lượng nhà phát triển phần mềm trên thế giới có khoảng 26,9 vào năm 2021 và con số dự kiến ​​sẽ tăng lên 28,7 triệu vào năm 2024. Tại Việt Nam, theo một báo cáo gần đây, số lượng lập trình viên là vào khoảng 430 nghìn.  Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm tăng 56% trong năm 2019 và tiếp đà tăng trưởng cao trong các năm 2020 và 2021. Báo cáo cũng cho thấy năm 2021, nhu cầu nhân lực phần mềm đã tăng lên 500,000 người so với 400,000 người ở năm trước đó.

Hơn nữa, nhu cầu cao về nghề nghiệp dành cho các lập trình viên phần mềm có nghĩa là áp lực về công việc sẽ tăng lên kèm theo lương cũng tăng dành cho các kỹ sư phần mềm tương lai. Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000-1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản cũng có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800-900 USD hay 1.200 USD.

Lương kỹ sư phầm mềm tại Việt Nam
Lương kỹ sư phầm mềm tại Việt Nam theo TopDev

Bạn có thể xem thêm các bài viết về mức lương của software developer trong các bài viết khác của ITGuru:

  • Tìm hiểu mức lương của các vị trí trong lĩnh vực phát triển phần mềm

  • Bức tranh toàn cảnh về nhu cầu tuyển dụng và mức lương software developer

Tầm quan trọng của phát triển phần mềm đối với doanh nghiệp và các chuyên gia

Phần mềm mà các công ty sử dụng để quản lý hoạt động kinh doanh của họ ngày càng trở thành một nguồn lợi thế cạnh tranh. Khả năng phân tích số lượng dữ liệu đáng kể một cách nhanh chóng và hiệu quả để cung cấp cho doanh nghiệp thông tin và hệ thống quản lý có thể tiết kiệm thời gian và giúp phát hiện các cơ hội bán hàng. Đối với một số lĩnh vực, loại phần mềm này không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh.

Ví dụ như đối với dịch vụ Tài chính. Trong ngành dịch vụ tài chính và ngành ngân hàng đầu tư, đặc biệt, các hệ thống được yêu cầu phân tích dữ liệu một cách hiệu quả và theo thời gian để cho phép các nhà giao dịch đưa ra các quyết định quan trọng một cách nhanh chóng. Phần mềm này rõ ràng là một nguồn lợi thế cạnh tranh, và nhiều ngân hàng thường đăng ký trọn gói từ các outsource bên ngoài cho các công ty chuyên môn về phần mềm, và nghành nghề nay tiếp tục cạnh tranh rất cao trên thị trường.

Các kỹ sư phần mềm sẽ phải làm những gì hàng ngày ?

Từ quan điểm của khách hàng, các kỹ sư phần mềm sẽ gặp gỡ khách hàng để phân tích nhu cầu của họ và hiểu chính xác phần mềm mà họ sắp tạo ra cần những yếu tố nào.

Một khi các tiêu chí được xác định, thì lập trình viên sẽ bắt đầu thiết kế phần mềm, điều này sẽ bao gồm phát triển các thành phần khác nhau của phần mềm và làm cho chúng hoạt động cùng nhau. Là một phần của quá trình này, lập trình viên sẽ tạo ra các mô hình khác nhau về cách phần mềm sẽ hoạt động và trông như thế nào.

Bên cạnh đó kỹ sư phần mềm sẽ phải kết nối với nhiều bộ phận công việc khác để phát triển sản phẩm. Một khi họ đã tạo ra được bản thiết kế ban đầu, họ sẽ chuyên qua cho bộ phận lập trình viên và bắt đầu viết code cho phần mềm hoạt động. Các kỹ sư phần mềm sẽ đồng thời phải kết nối , hiểu khách hàng và các bộ phận khách liên quan quan trọng khi cần thiết.

Trong giai đoạn cuối cùng, các Developer phần mềm sẽ hỗ trợ trong quá trình khi tích hợp phần mềm vào một doanh nghiệp cụ thể. Sau đó, họ sẽ cung cấp hỗ trợ quản lý liên tục và đề xuất các bản cập nhật hệ thống trong khi vẫn đảm bảo rằng các programme vẫn có thể sử dụng được trong khi công việc bảo trì đang diễn ra.

Những thách thức đối với một Software Engineer

Các nhà kỹ sư phần mềm có thể gặp phải nhiều vấn đề và khó khăn trong công việc của họ, đây là ba trong những thách thức chính:

  • Giao tiếp: Các Software Developer là trung tâm để đảm bảo rằng các dự án được hoàn thành đúng thời hạn và yêu cầu đầu vào của một số bên liên quan. Vấn đề nảy sinh khi những người chủ chốt đấu tranh để giao tiếp hiệu quả.
  • Kỹ thuật: Các kỹ sư phần mềm sẽ có một số khả năng lập trình tuy nhiên khi ngành công nghiệp luôn thay đổi có thể là trở ngại cho các lập trình viên khi những logic, lập trình code ngày xưa có thể không phù hợp với công nghệ tương lai. Các kỹ sư phần mềm được yêu cầu sẽ phải đi trước một bước và tìm kiếm xác định các công nghệ mới nhất, thích hợp cho bất kỳ hệ thống nào.
  • Hoạt động: Cũng như vấn đề giao tiếp ở trên, việc xử lý thông tin kỹ thuật, nghĩ và tạo ra ý tưởng sáng tạo cho phần mềm mới, duy trì hoạt động, bug và gặp gỡ khách hàng để thảo luận và được sự đồng ý từ khách hàng.

Cách mà một kỹ sư phần mềm giải quyết các thách thức

Để có thể giải quyết được mọi thách thức, các kỹ sư phần mềm cần một loạt các kỹ năng quản lý và kỹ năng chuyên môn. Họ phải có kỹ năng giao tiếp, thương thuyết với khách hàng, kỹ năng quản lý dự án, quản lý thời gian và kỹ năng phân bổ tài nguyên nguồn lực phù hợp.

Cuối cùng, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có một kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt. Đặc biệt đối với nghề kỹ sư phần mềm thì người học cần phải trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành từ phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến quản lý các dự án phần mềm. Song song đó là trình độ ngoại ngữ vững vàng để có thể đọc các tài liệu tham khảo cũng như cọ xát với môi trường học thuật và làm việc quốc tế.

Tổng hợp theo jobs.telegraph.co.uk và một số nguồn thông tin khác

 

Bạn có biết?


tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất

Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn

Bạn đánh giá bài viết thế nào?

Average rating 4.9 / 5. Vote count: 28

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: kỹ sư phần mềmnghề kỹ sư phần mềmsolfware developer
Previous Post

Tips hay dành cho Lập trình viên Front-End mới vào nghề

Next Post

[Front-End] Bí quyết phát triển nghề nghiệp cho Front-End Developer

Minh Vu

Minh Vu

Related Posts

Chọn cơ sở dữ liệu

Năm 2023: làm thế nào để chọn đúng cơ sở dữ liệu cho ứng dụng

April 1, 2023
ChatGPT

ChatGPT là gì và những gì bạn cần biết về chatbot này

March 14, 2023
Blockchain api

10 API tốt nhất cho các dự án Blockchain

April 13, 2022
serverless developer

Serverless là gì và học gì để làm việc với serverless?

June 2, 2022
mục tiêu nghề nghiệp kỹ sư phần mềm

Làm thế nào để kỹ sư phần mềm xây dựng mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả

January 11, 2022
Stack Overflow

Mọi người sao chép và dán từ Stack Overflow thường xuyên như thế nào?

January 9, 2022
Next Post
Phát triển nghề nghiệp front-end developer

[Front-End] Bí quyết phát triển nghề nghiệp cho Front-End Developer

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

About ITGuru.vn

  • Trang Chủ ITguru.vn
  • Về chúng tôi
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy định bảo mật
  • Quy chế hoạt động
  • Liên hệ ITguru

Nhà tuyển dụng

  • Đăng tuyển

Người tìm việc

  • Việc làm IT
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In
No Result
View All Result
  • About ITguru Blog
  • Viết bài cùng ITguru

© 2022 ITguru.vn - Web site tuyển dụng và phát triển nghề nghiệp IT