Không có một mức chính xác nào về lương của một developer. Những nhà phát triển có kinh nghiệm ngang nhau có thể có mức lương chênh lệch nhau rất xa, từ hàng triệu đến chục triệu, thậm chí hơn nhiều. Mặc dù điều này đôi khi là do quy mô hoặc loại hình công ty, nhưng nó thường là kết quả của các cuộc đàm phán lương thưởng khéo léo.
Các cuộc đàm phán này đặc biệt khó khăn đối với các developers vì bạn chỉ có kinh nghiệm làm việc nhưng không có lớp học nào dành cho đàm phán lương. Cho dù bạn mới bắt đầu với tư cách là một junior developer hay là một nhà phát triển đã có nhiều năm kinh nghiệm, thì kỹ năng thương lượng lương bổng đều là phần quan trọng trong việc kiếm được một công việc với mức lương tốt.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số điều bạn cần cân nhắc hoặc phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng khi đàm phán về lương trong phỏng vấn.
1/ Cân nhắc các quyền lợi khác ngoài lương
Khi xem xét một lời đề nghị cho một công việc mới, hãy nhớ rằng có rất nhiều quyền lợi ngoài lương. Đó có thể là các phần thưởng ngoài lương như quyền chọn mua cổ phiếu (nhưng cũng cẩn thận với các bánh vẽ) tiền thưởng hàng năm hoặc tiền thưởng khi gia nhập công ty (signing bonus).
Người những quyền lợi liên quan đến tài chính, bạn cũng cần xem xét những thứ có lợi khác như chức danh hoặc vai trò lãnh đạo. Nó có mang lại cho nhiều bạn nhiều lợi ích như phát triển sự nghiệp, và mang đến tiền bạc về sau.
Bạn nên xem xét kỹ từng lợi ích này để quyết định xem mỗi lợi ích có giá trị như thế nào đối với bạn. Ví dụ, bạn chỉ thích làm chuyên sâu về kỹ thuật thì những lời hứa về những vị trị giảm dần về kỹ thuật như quản trị dự án… có vẻ không phải là lợi ích thật sự cho bạn.
Việc cân nhắc những lợi ích ngoài lương này sẽ giúp bạn đánh giá tổng thể một lời đề nghị có giá trị như thế nào đối với bạn, thay vì chỉ nhìn vào con số lương.
2/ Đừng nói mức lương bạn muốn quá sớm
Có một câu kinh điển trong bất kỳ cuộc phỏng vấn nào chứ không chỉ dành cho software developer: “bạn muốn mức lương bao nhiêu?“. Bạn đưa ra mức lương mong muốn và cảm thấy hối hận khi mức lương của bạn thấp hơn những đồng nghiệp cùng kinh nghiệm như bạn trong công ty. Vậy bạn nên thế nào khi đàm phán lương khi phỏng vấn?
Ngay cả khi bạn biết về giá trị của mình, tốt nhất bạn không nên đưa ngay một con số cụ thể khi thảo luận về mức lương trừ khi bạn tin chắc con số mình đưa ra là hợp lý đối với công ty mà bạn ứng tuyển vào. Mức lương mong muốn của bạn có thể ít hơn số tiền mà công ty sẵn sàng trả, có nghĩa là bạn đã vô tình hạ mức lương của mình. Thường là khi đề xuất của bạn được đưa ra, công ty sẽ chỉ thương lượng từ đó.
Thay vì nói về mức lương mong muốn, hãy hỏi ngân sách của họ cho vị trí đó là bao nhiêu. Công ty thường sẽ cho một mức thấp hơn mức mà họ có thể trả cho bạn. Cũng giống như phía công ty, bạn bắt đầu thương lượng từ mức mà họ đưa ra . Yêu cầu biết về ngân sách của công ty cũng mở ra khả năng nhận được các lợi ích ngoài lương và làm cho việc thương lượng ít căng thẳng hơn trong khi vẫn tôn trọng ngân sách của công ty.
Bạn có thể nói về mức lương mong muốn khi đã nghe về ngân sách của công ty và nó thấp hơn mong muốn của bạn. Đó cũng là một con số để đưa ra thương lượng.
Vậy có nên nói về mức lương hiện tại: cơ bản là tránh trả lời trực tiếp. Tránh trả lời câu hỏi này vì khu biết mức lương hiện tại của bạn thể cho phép công ty đưa ra một đề nghị thấp hơn trong kế hoạch của họ. Câu trả lời của bạn có thể là “Tôi không cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mức lương hiện tại của mình. Tôi muốn chúng ta tập trung vào giá trị mà tôi có thể mang lại cho công ty mới mà tôi sẽ làm việc. ” hoặc một cách nào đó mà bạn có thể nghĩ ra.
Hãy nhớ một nguyên tắc quan trọng trong đàm phán lương: Chia sẻ thông tin sai thời điểm trong khi đàm phán có thể làm suy yếu đáng kể vị thế của bạn
3/ Định ra mức lương thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận
Trước khi bước vào cuộc đàm phán lương trong phỏng vấn, hãy quyết định mức lương thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận được. Lý do rất đơn giản: nó làm cho bạn phải sự xem xét kỹ lưỡng về con số bạn nhận ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của bạn, giá trị kỳ vọng ở trị bạn ứng tuyển là thế nào nếu bạn phải chấp nhận một mức lương thấp hơn mong đợi. Hay đơn giản hơn, nếu bạn phải chấp nhận mức lương đó vì bạn không có lựa chọn nào khác, con số cũng phải đạt được con số mà bạn có thể chấp nhận được.
Nếu công ty bạn đang phỏng vấn đưa ra cho bạn một con số thấp hơn mức lương tối thiểu mà bạn có thể chấp nhận, hãy khoan nói thẳng với họ con số mà bạn muốn họ đạt được. Thay vào đó, hãy nói “đó không phải là điều tôi mong đợi. Liệu công ty có thể đưa ra một con số tốt hơn? ” Hãy để cửa để bạn có thể đi tiếp.
Nếu bạn đã nói như vậy hơn và họ vẫn khăng khăng với con số thấp như vậy, hãy cho họ biết rằng bạn sẽ cần một khoảng thời gian để suy nghĩ và sẽ cần xem xét thêm. Nếu công ty thật sự thấy bạn phù hợp, họ sẽ chấp nhận thay đổi so với kế hoạch ban đầu.
Không nên đưa ra câu trả lời có hoặc không chấp nhận mức lương ngay trong buổi phỏng vấn. Hãy tạo một chút áp lực cho người phỏng vấn và họ có thể phải có sự thay đổi để đạt đượ mục tiêu là tuyển được bạn.
Sau tất cả, nếu mọi thứ không đạt được những kỳ vọng tối thiếu, hãy từ chối lời đề nghị. Điều quan trọng là phải biết giá trị của bạn và tránh những công việc không cải thiện tình hình tài chính cũng như con đường sự nghiệp của bạn.
4/ Hãy biết điểm mạnh của mình
Để đạt được mức lương mong muốn, bạn cần phải chứng minh được bạn xứng đáng với con số đó.
Để đảm bảo rằng bạn không bỏ quên bất kỳ điểm quan trọng nào, hãy viết vào một tờ giấy những giá trị, những thành tích có thể đo lường được mà bạn đã đạt được trong quá khứ. Nó không chỉ giúp cho bạn trả lời câu hỏi “tại sao chúng tôi nên chọn bạn thay vì các ứng viên khác?” mà còn giúp bạn thể hiện giá trị của bạn với công ty mà bạn đang ứng tuyển.
Nguyên tắc quan trọng: sử dụng số liệu. Bất cứ khi nào có thể, hãy sử dụng các số liệu rõ ràng minh họa cho các thành tích của mình. Ví dụ: “Dự án của tôi đã tăng lượng người dùng đăng ký lên 15%” sẽ hay hơn là “Dự án của tôi đã giúp tăng lượng người dùng đăng ký”.
5/Tôn trọng những người phỏng vấn bạn
Những người phỏng vấn bạn chắc chắn không phải là kẻ thù, nhưng cũng không phải là bạn bè, nhưng họ đáng được tôn trọng.
Các nhà tuyển dụng, tức những người ngồi để phỏng vấn bạn hoặc làm những công việc liên quan, được trả lương để mang về những tài năng tốt nhất là những người như bạn. Nhưng họ cũng được thúc đẩy để có thể tuyển dụng được các software developer một nhanh chóng và với mức lương hợp lý nhất, gần với với giá trị thị trường nhất. Vì vậy, điều quan trọng là phải hành xử chuyên nghiệp và tôn trọng các nhà tuyển dụng. Khả năng giao tiếp trong trường hợp này là rất quan trọng và nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đàm phán để đạt được mức lương mong muốn của mình.
Hãy nhớ một nguyên tắc quan trọng trong đàm phán: win-win, cả hai cùng có lợi.
Nếu bạn chỉ tìm cách để chiế thắng thì đó sẽ không phải là một cuộc thương lượng. Bạn cần hiểu nhu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng, những gì họ đang lo lắng, những gì họ đang cảm thấy. Điều đó có nghĩa là bạn cần phải lắng nghe, dù bạn đang được phỏng vấn. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích và kết quả đàm phán có thể làm hài lòng cả đôi bên.
Kết luận
Đàm phán lương là một nghệ thuật. Bạn không thể có kỹ năng này nếu không học hỏi vì không một trường lớp nào dạy cho bạn. 5 điều trong bài viết là những vấn đề các software developer thường hay gặp phải khi đàm phán lương trong các cuộc phỏng vấn. Bạn nên xem xét kỹ và đưa ra một chiến lược của riêng mình.
Chúc bạn thành công! Nếu bạn có những kinh nghiệm của riêng mình, hãy chia sẽ ở phần bình luận bên dưới
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn