Việc tuyển dụng được một Giám đốc công nghệ (CTO) là một kỳ tích cam go ngay cả những khi được xem là thuận lợi nhất. Riêng đối với các công ty khởi nghiệp, việc lựa chọn ứng viên phù hợp là rất quan trọng. Trong một doanh nghiệp lớn, một CTO có thể sẽ tập trung phần lớn vào các quyết định chiến lược cấp cao như giám sát các nhóm phát triển và tìm kiếm các đối tác tích hợp. Trong môi trường khởi nghiệp, tất cả đều phải qua tay CTO ngay từ những ngày đầu tiên. CTO của bạn có thể phải làm mọi thứ, từ tìm hiểu code để thiết lập các cuộc họp và tìm thời gian để đi đến các hội nghị công nghệ..
Dưới đây là một số câu hỏi nhà tuyển dụng có thể sử dụng trong quá trình phỏng tuyển dụng CTO cho công ty khởi nghiệp của mình. Các ứng viên cũng có thể học hỏi từ những câu hỏi này để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn cho vị trí CTO mà bạn mong muốn.
Phát triển MVP
Đối với nhiều công ty khởi nghiệp, việc xây dựng một sản phẩm khả thi tối thiểu (minimal viable product – MVP) là công việc kỹ thuật đầu tiên cần được thực hiện ngay sau khi có logo và thuê văn phòng. Nhiều công ty khởi nghiệp sẽ tự xây dựng MPV thay vì thuê ngoài. Sử dụng những câu phỏng vấn sau đây để đánh giá mức độ sẵn sàng của CTO tiềm năng trong việc hoàn thành công việc.
1. Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm trước đây của bạn?
Bạn muốn đánh giá xem liệu CTO tiềm năng của bạn có thực hiện dự án phát triển MVP trước đây hay không. Hãy hỏi xem quá trình phát triển diễn ra trong bao lâu? Quy trình làm việc như thế nào? Đừng ngại hỏi chi tiết để đảm bảo rằng CTO tương lai sẽ cảm thấy thoải mái khi thực hiện dự án của bạn.
Điều cần tìm: Trải nghiệm MVP trước đó với tiến trình hoàn thành cụ thể.
Điều cần tránh: một CTO chưa từng tham gia vào quá trình tạo MVP trước đây và không biết nhiều về những gì quy trình xây dựng MPV thường đòi hỏi.
2. Software stack ưa thích của bạn là gì?
CTO tiềm năng của bạn quen thuộc với những công nghệ nào? Nếu bạn đã quyết định về một stack và có nguồn nhân lực để sử dụng giải pháp đó thì bạn cần tìm một người có kinh nghiệm phù hợp. Nếu người của bạn sử dụng Jenkins nhưng CTO tiềm năng chỉ biết Bamboo, đây có thể là một vấn đề.
Điều cần tìm: Người biết về software stack mà bạn quan tâm.
Điều cần tránh: Bạn sẽ gặp khó khăn nếu CTO tiềm năng của bạn chưa bao giờ làm việc với các công nghệ mà bạn muốn sử dụng. Bạn có thể chấp nhận tuyển nhưng nó sẽ phụ thuộc vào mức độ rủi ro mà bạn có thể chấp nhận.
3. Hãy cho biết về một lần bạn tham gia vào một codebase không tốt có sẵn? Bạn đã làm quen với nó như thế nào? Bạn đã cải thiện như thế nào?
Trong thế giới khởi nghiệp, QA không phải lúc nào cũng nhận được sự quan tâm xứng đáng. Có những thời hạn chạy nước rút để đáp ứng yêu cầu và các nguồn lực có thể bị hạn chế vào những thời điểm cần nhất. Liệu CTO tiềm năng của bạn có bị lạc trong rừng code hay có thể nắm bắt được nó? Tìm hiểu xem ứng viên tiềm năng đã làm gì để xoay chuyển tình huống không như ý muốn, qua đó cũng có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết có giá trị về kỹ năng quản lý của CTO tiềm năng.
Điều cần tìm: Một người đã có thể làm việc trên một codebase kém hơn lý tưởng.
Điều cần tránh: Chắc hẳn bạn không muốn một ứng cử viên cảm thấy lo lắng khi gặp dấu hiệu rắc rối đầu tiên. Hãy tìm ai đó đã có kinh nghiệm với mã xấu.
Kinh nghiệm tuyển dụng
Một CTO khởi nghiệp thường sẽ tham gia vào việc tuyển dụng nhân sự. Một người có kiến thức về kỹ thuật thường là người tốt nhất để thuê một lập trình viên khác.
4. Hãy kể về lần tuyển dụng gần nhất bạn đã thực hiện. Quy trình của bạn là gì và bạn đã tuyển ai? Tại sao họ lại nổi bật?
Ở đây, bạn muốn tìm hiểu xem liệu CTO tiềm năng có con mắt nhìn người sáng suốt hay không. Thị trường việc làm công nghệ vô cùng cạnh tranh và điều quan trọng là CTO tiềm năng của bạn có thể tách các ứng viên xuất sắc khỏi những người chỉ có khả năng đóng góp tầm thường cho team của bạn.
Điều cần tìm: CTO tiềm năng của bạn có thể cung cấp lý do chính đáng cho lý do tại sao họ đưa ra các quyết định tuyển dụng nhất định không? Họ tìm kiếm điều gì ở ứng viên thành công? Những lý do đó có phù hợp với loại tài năng bạn đang tìm kiếm không?
Điều cần tránh: Bạn có thể không muốn thuê một người không thể nói rõ lý do tại sao họ đưa ra các quyết định tuyển dụng nhất định
5. Bạn đã bao giờ tuyển sai người? Khi nào thì bạn nhận ra điều đó? Bạn đã làm gì để khắc phục?
Một nhà tuyển dụng tồi có thể gây ra thảm họa cho một công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu vì nguồn lực tài chính hạn chế. Bạn cần cố gắng đánh giá xem CTO tiềm năng của bạn đã khắc phục tình huống nhanh như thế nào, và liệu họ có làm được như vậy không.
Điều cần tìm: Một người nào đó nhanh chóng phát hiện ra vấn đề khi tuyển không đúng người và nhanh chóng hành động để sữa chữa.
Điều cần tránh: Câu trả lời như “chúng tôi là một công ty đơn giản, chúng tôi không thực sự quan tâm” chắc chắn không thể hiện thái độ đúng đắn. Bạn sẽ muốn ai đó không để tình huống xấu kéo dài và cần phải hành động.
6. Bạn đã bao giờ phải để ai đó ra đi chưa? Tại sao?
Mặc dù những câu hỏi trên cung cấp cho bạn cảm giác tốt về khả năng quản lý tổng thể của CTO tiềm năng, nhưng bạn sẽ muốn tìm hiểu sâu hơn một chút để xem liệu CTO đó có khả năng thực hiện những hành động không thoải mái khi chấm dứt việc làm của ai đó hay không.
Điều cần tìm: Một người nào đó có thể nhanh chóng làm những gì cần thiết vì lợi ích tốt nhất của công ty.
Điều cần tránh: Người đã trì hoãn công việc sa thải ai đó. Có khả năng họ cũng làm như vậy nếu vấn đề xảy ra ở công ty của bạn.
Bảo mật
Ngày nay, an ninh mạng đang là mối quan tâm của các tổ chức cả nhỏ và lớn. Một trong những chức năng chính của CTO khởi nghiệp là đảm bảo rằng tất cả các hệ thống nội bộ đều được bảo mật đúng cách. CTO tiềm năng có nền tảng kiến thức bảo mật cần thiết để biết những gì cần phải làm không?
7. Bạn làm những gì đầu tiên để đánh giá về bảo mật của một công ty khởi nghiệp?
CTO tiềm năng đang sẵn sàng. Nhưng họ có một kế hoạch chặt chẽ để để mang lại văn hóa bảo mật cho một công ty khởi nghiệp ở giai đoạn đầu không?
Tìm kiếm điều gì: Người biết mình cần tìm kiếm điều gì về bảo mật và thể hiện sự sẵn sàng cho cách thực hiện điều đó.
Điều cần tránh: Những câu trả lời như “vấn đề bảo mật không phải là trọng tâm của tôi” hoặc “có thể sẽ đợi” có thể là dấu hiệu cho thấy một ứng viên sẽ trì hoãn vấn đề bảo mật càng lâu càng tốt.
8. Một số vấn đề bảo mật phổ biến mà bạn đã gặp trong các codebase trước đây là gì? Bạn đã thực hiện những bước nào để giảm thiểu chúng?
Một lần nữa, kinh nghiệm trước đây cho bạn biết nhiều điều. CTO tiềm năng của bạn có gặp phải các codebase không an toàn trong quá khứ không? Và nếu vậy, chính xác thì họ đã làm gì?
Điều cần tìm: Một người nào đó có kinh nghiệm thực hiện các phương pháp hay nhất về bảo mật có thể xứng đáng được tham gia vào quá trình tuyển dụng của bạn. Một cách tiếp cận mạch lạc để giải quyết các vấn đề bảo mật này cũng đảm bảo cho các kỹ năng quản lý dự án của họ.
Điều cần tránh: Các ứng viên chưa từng phải vật lộn với vấn đề này trước đây có thể không có kinh nghiệm để đóng góp nếu họ gặp phải những vấn đề như thế này tại công ty của bạn.
9. Khi nào bạn không sửa một lỗ hổng bảo mật?
Đây là một câu hỏi mẹo. Các biện pháp bảo mật phải được cân nhắc dựa trên các nguồn lực của công ty. Ví dụ: triển khai mã hóa toàn công ty trên tất cả các thiết bị sẽ không phù hợp với hầu hết các công ty khởi nghiệp. Nhưng đối với các tổ chức phải tuân thủ các tiêu chuẩn quản lý dữ liệu như HIPAA, đây có thể là một yêu cầu cần phải tuân thủ.
Điều cần tìm: Người chứng minh rằng anh ta có thể tiếp cận tài nguyên nhạy cảm và đánh giá thực hiện các vấn đề về bảo mật.
Điều cần tránh: Một người nào đó có kiến thức bảo mật tuyệt vời nhưng không cân nhắc được các yếu tố ảnh hưởng như chi phí.
Quản lý dự án
Các CTO có thể trở thành nhà quản lý dự án và chịu trách nhiệm phân bổ các nguồn lực trong nhóm phát triển một cách phù hợp. Đặt một loạt câu hỏi để tìm hiểu xem họ có thể làm tốt như thế nào ở khía cạnh quan trọng này.
10. Mô tả một quy trình phát triển Agile mà bạn đã từng sử dụng
Nếu bạn là một công ty khởi nghiệp, thì khả năng cao là bạn sẽ sử dụng Agile làm phương pháp quản lý dự án của mình. Như với hầu hết mọi thứ, sẽ có lợi nếu ứng viên CTO có thể chứng minh rằng họ đã có kinh nghiệm trước đó trong lĩnh vực này để có thể thành công.
Điều cần tìm: CTO tiềm năng, thông qua việc kể lại kinh nghiệm trước đây, có thể chứng minh rằng mình có khả năng thành thạo quy trình Agile và có thể hướng dẫn bạn về quy trình làm việc trước đó đã triển khai thành công.
Điều cần tránh: Nếu CTO tiềm năng của bạn chưa nghe nói về Agile cũng như không thể cho bạn biết quy trình làm việc tốt sẽ như thế nào, thì có thể họ sẽ gặp khó khăn trong môi trường ưu tiên Agile.
11. Mô tả cách xử lý các vấn đề ưu tiên mà bạn đã từng thực hiện?
Đây là một câu hỏi hay và chính xác để hỏi nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách CTO tiềm năng của bạn sẽ phân loại và xử lý các yêu cầu với mức độ ưu tiên khác nhau. Chỉ ra rõ ràng về những gì cần thiết và những gì không là một cách tuyệt vời để phân biệt mức độ ưu tiên của ứng viên.
Điều cần tìm: Một ứng viên có thể chứng minh phương pháp luận rõ ràng về cách ưu tiên các yêu cầu tính năng.
Kiến trúc
AWS có Khung kiến trúc tối ưu (Well Architected Framework) và hầu hết các dịch vụ và sản phẩm cơ sở hạ tầng đều có một số kỹ thuật, phương pháp hay nhất mà ứng viên lý tưởng cần có kinh nghiệm nếu họ sẽ làm việc với stack đó khi tham gia vào công ty bạn.
12. Mô tả kiến trúc của một ứng dụng web mà bạn đã làm việc gần đây.
Một lần nữa, bạn đang tìm kiếm một người có kinh nghiệm với technical stack và sản phẩm mà bạn đang làm việc trong tổ chức của mình.
Điều cần tìm: Sự tương đồng giữa các kiến trúc mà ứng viên đã làm việc và những gì bạn cần.
Điều cần tránh: Sự khác biệt rõ ràng giữa kinh nghiệm của ứng viên và nhu cầu của doanh nghiệp.
13. Bạn đã sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu nào trước đây (ví dụ: MySQL, Mongo, Redis)? Bạn sẽ sử dụng lại CSDL nào? CSDL nào sẽ không?
Bên cạnh việc thành thạo các công cụ phổ biến, một CTO giỏi phải có thể cung thông tin cho các bên liên quan về ưu và nhược điểm của việc áp dụng một số công nghệ nhất định – cho dù đó là công cụ cơ sở dữ liệu, CMS hay công cụ truyền thông nội bộ.
Điều cần tìm: Người có thể trình bày rõ ràng các yếu tố công nghệ với lý lẽ chặt chẽ. Nếu được như vậy thì đó là nhân tố sẽ có ảnh hưởng trong tổ chức của bạn.
Điều cần tránh: “Tôi thích mọi thứ mà tôi đã làm việc cùng.” MySQL, NoSQL – đối với tôi tất cả đều giống nhau ”. Những loại ý kiến này có thể cản trở các quyết định phát triển quan trọng.
14. Theo bạn design patterns nào bị đánh giá thấp?
Chắc chắn, bạn muốn ai đó biết cách của họ hiểu về các công nghệ phổ biến nhất trong ngành. Có những ý kiến trái ngược cũng là điều đáng giá.
Điều cần tìm: Người có hiểu biết sâu sắc về design parttern (mẫu thiết kế phần mềm) mà họ cho rằng bị đánh giá thấp.
Điều cần tránh: Một số người không có cảm xúc mạnh mẽ về các xu hướng hiện tại trong ngành và không cập nhật các xu hướng mới.
15. Bạn đã từng đưa ra quyết định xây dựng lại thay vì tái cấu trúc một phần mềm trước đây chưa? Hãy cho biết quy trình và cách bạn giải quyết.
Quyết định xây dựng lại hoặc tái cấu trúc phần mềm là một quyết định phát triển quan trọng có thể gây ra tác động quan trọng cho sản phẩm mà bạn đưa ra. Việc xây dựng lại kết quả trong một chu kỳ phát hành dài hơn trong khi việc tái cấu trúc sẽ lùi thời gian cần thiết để bạn thấy kết quả ban đầu.
Điều cần tìm: CTO tiềm năng của bạn nên quen thuộc với các ưu và nhược điểm khác nhau về thời điểm nên áp dụng một trong hai cách tiếp cận.
Điều cần tránh: Nếu CTO tiềm năng của bạn không biết khi nào thì một trong hai quyết định cần được chọn thì đây có thể là một dấu hiệu đáng lo ngại.
Bug Triage
Biết những lỗi nào cần ưu tiên và cách triển khai một hệ thống hiệu quả để ưu tiên các bản sửa lỗi là một kỹ năng phát triển cần thiết.
16. Hãy mô tả một lỗi gần đây mà bạn đã tìm ra. Bạn đã làm nó như thế nào? Bạn đã sử dụng những công cụ nào? Bạn có thể tái tạo nó không? Bạn có thể sửa chữa nó không?
Điều cần tìm: Bạn sẽ muốn tìm kiếm một ứng viên tiềm năng thể hiện sự thành thạo trong chẩn đoán, xác định và ghi lại các lỗi hệ thống. Tốt nhất, bạn cũng sẽ muốn tìm một người quen thuộc với việc triển khai quy trình theo dõi lỗi.
Điều cần tránh: Một số người không quen thuộc với các hệ thống ghi nhật ký và theo dõi giải quyết lỗi.
QA / Thử nghiệm
Gỡ lỗi phần mềm và đảm bảo rằng tất cả code hoạt động như mong đợi cũng là một phần quan trọng của quá trình phát triển. Bạn cũng sẽ muốn đảm bảo rằng ứng viên CTO của mình cũng có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực phát triển này.
17. Bạn có sử dụng TDD không? Bạn có nghĩ nó quan trọng không?
Phát triển theo hướng kiểm thử (Test Driven Development – TDD) là một phương pháp luận quan trọng nhưng không phải nhà phát triển phần mềm nào cũng thích nó. CTO của bạn nên có ý kiến dựa trên kinh nghiệm, nhưng đủ thực dụng để làm việc trong phạm vi hạn chế về thời gian và tài chính của doanh nghiệp bạn.
Điều cần tìm: Các ứng viên nên biết sự khác biệt giữa QA và TDD và có thể nêu rõ một trường hợp kinh doanh cho cả hai.
Điều cần tránh: Ứng viên không quen với các phương pháp hay nhất TDD hoặc QA nói chung.
DevOps
DevOps đang là thuật ngữ ở trên môi của tất cả mọi người trong thời gian gần đây. Bằng cách tích hợp các nhóm phát triển và vận hành, DevOps đã giúp các nhóm phần mềm triển khai nhanh chóng và liên tục các lần lặp lại sản phẩm dễ dàng hơn bao giờ hết.
18. Đường ống triển khai (deployment pipeline) điển hình của bạn trông như thế nào trong quá khứ? Bạn thích hay không thích điều gì về nó?
Mục tiêu của bạn ở đây có thể là hiểu được loại quy trình công việc mà CTO tiềm năng của bạn đã quen thuộc. Ý kiến của họ có thể được sử dụng để đánh giá suy nghĩ của họ về những cách làm này và mức độ sẵn sàng chấp nhận chúng trong vai trò này.
Điều cần tìm: Các ứng viên nên biết về DevOps và có thể nêu rõ những lợi ích của việc tích hợp và triển khai liên tục (CI / CD). Ý kiến về những lợi ích mà nó có thể mang lại có thể chỉ ra niềm đam mê mà họ có thể mang lại cho công việc nếu đây là một phần quan trọng trong cách tiếp cận của bạn.
Những điều cần tránh: Ứng viên chắc chắn phải có thể nói về ưu và nhược điểm của các mô hình triển khai khác nhau, bao gồm cả DevOps.
19. Bạn hiểu thế nào về các containters? Khi nào là thời điểm thích hợp để áp dụng một giải pháp như Kubernetes?
Containerization đang tạo ra làn sóng trong ngành phát triển phần mềm và về lý thuyết, nó giúp việc chạy cùng một đoạn code trong nhiều môi trường trở nên dễ dàng hơn. Trên thực tế, Kubernetes có thể phức tạp hóa các ứng dụng đơn giản, vì vậy nó không phù hợp với mọi công ty khởi nghiệp.
Điều cần tìm: Một ứng cử viên CTO phải thông thạo về công nghệ ảo hóa và những gì Kubernetes đang mang lại cho thế giới phần mềm. Họ cũng có thể đưa ra hướng dẫn đáng tin cậy về thời điểm thích hợp để áp dụng.
Điều cần tránh: Những ứng viên có tư duy cố định về việc triển khai hoặc không có tiến bộ trong quá khứ sử dụng máy ảo (VM).
Khoa học dữ liệu
Khoa học dữ liệu và máy học đang giúp các nhóm nâng cao hiệu quả và nhận ra những cách sử dụng mới đối với thông tin đã có trên máy chủ của họ. Ứng viên của bạn có biết nhiều về những phát triển trong lĩnh vực này không?
20. Hãy kể về một dự án khoa học dữ liệu hoặc máy học mà bạn đã dẫn dắt trong quá khứ. Bạn đã học được gì trong quá trình này?
Điều cần tìm: Nếu CTO tiềm năng của bạn có kinh nghiệm thực tế với dự án AI và ML thì đây nên được coi là một lợi thế lớn. Họ có học được những kỹ năng mà bạn có thể khai thác trong vai trò này không?
Điều cần tránh: Một lần nữa, những ứng viên không bắt kịp với lĩnh vực công nghệ đang thay đổi nhanh chóng này có thể gặp bất lợi.
Quan hệ nhà cung cấp và khách hàng
Một CTO tuyệt vời sẽ không chỉ trói mình trong phòng duyệt web và uống cà phê. Họ cũng có thể cần tham dự các hội nghị, làm việc với khách hàng và liên lạc với các nhà cung cấp và đối tác tích hợp.
21. Bạn đã bao giờ quản lý mối quan hệ với một nhà cung cấp phần mềm hoặc phần cứng trong quá khứ chưa? Bạn đã thương lượng giảm giá chưa? Hãy kể về nó.
Tìm kiếm điều gì: Đây là một câu hỏi hoàn hảo để sử dụng để đánh giá mức độ thoải mái của ứng viên trong một doanh nghiệp hơn là bối cảnh phát triển. Họ đã xử lý sự phức tạp trong đàm phán như thế nào? Họ có thể cho thấy rằng họ thích ở trong văn phòng hơn là ở ngoài. Nếu vai trò của CTO tiềm năng có thể là đối mặt với nhiều khách hàng, thì đây có thể là một bất lợi trong cạnh tranh.
Tăng trưởng và giữ chân nhân viên
Nếu CTO tiềm năng của bạn có thể mang lại điều gì cho team, thì có thể bạn sẽ muốn giữ họ ở lại càng lâu càng tốt. Hơn nữa, liệu họ có để mắt đến việc giữ chân các nguồn lực phát triển của bạn không? Đây là một thuộc tính quan trọng có thể tiết kiệm rất nhiều tiền cho công ty khởi nghiệp của bạn.
22. Hãy cho biết về phong cách quản lý của bạn. Làm thế nào bạn sẽ mô tả nó?
Văn hóa công ty khởi nghiệp của bạn như thế nào và bạn muốn CTO đưa loại hình quản lý nào vào chức năng phát triển? Đây là một câu hỏi quan trọng mà bạn có thể sử dụng để đánh giá thành kiến văn hóa ngoài các kỹ năng khác.
Điều cần tìm: Một phong cách quản lý phù hợp với văn hóa chung của công ty và sẽ phản ánh cách tiếp cận của riêng bạn.
Điều cần tránh: Bất kỳ dấu hiệu nào của quản lý vi mô đều có thể được coi là một dấu hiệu tiêu cực. Ngoài ra, bạn có thể sẽ muốn tránh tuyển dụng một ứng viên có cách quản lý nhân lực khác với cách bạn quen thuộc.
23. Bạn có thường xuyên xem trực tiếp với các báo cáo trực tiếp cho mình không? Còn báo cáo của bạn thì sao?
Một lần nữa, câu hỏi này là một cách hay để đánh giá loại kỹ năng mà CTO có thể mang lại cho nhóm. CTO đã quản lý cấp dưới trước đây chưa hay họ sẽ cần tiếp thu điều này trong công việc sắp tới.
Điều cần tìm: nếu bạn đang tìm kiếm một người có kinh nghiệm quản lý cấp dưới, thì đây là những gì bạn cần tìm.
Điều cần tránh: Nếu một ứng viên chưa từng quản lý trước đây hoặc chỉ từng đảm nhận trách nhiệm đối với sinh viên thực tập, thì có thể họ sẽ phải học quản lý một cách nhanh chóng.
24. Theo bạn điều gì là chìa khóa để giữ chân nhân viên giỏi?
Bạn có thể sử dụng câu hỏi gợi ý này để tìm hiểu về tầm quan trọng của vị trí tuyển dụng tiềm năng của bạn đối với việc giữ nhân viên giỏi.
Điều cần tìm: Người đặt giá trị cao về tỷ lệ giữ chân và sẽ chủ động giảm thiểu điều đó.
Điều cần tránh: Một ứng viên không coi việc giữ chân nhân viên là một vấn đề và sẽ đầu tư nỗ lực tối thiểu vào việc ngăn chặn sự xáo trộn trong bộ phận phát triển.
Theo: https://www.karllhughes.com/posts/cto-interview-questions
Photo by Austin Distel on Unsplash
Bạn có biết?
tham gia cộng đồng ITguru trên Linkedin, Facebook và các kênh mạng xã hội khác có thể giúp bạn nhanh chóng tìm được những chủ đề phát triển nghề nghiệp và cập nhật thông tin về việc làm IT mới nhất
Linkedin Page:
Facebook Group:
cơ hội việc làm IT : ITguru.vn